Vài suy nghĩ trong Ngày Quốc khánh
Đời sống - 02/09/2020 14:20 Minh Hoàng
Quốc khánh và quốc tịch Quốc khánh 2/9 và “Vu Lan sống” Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực |
Nhân dịp Quốc khánh 2/9, nhìn lại và suy nghĩ về bước trưởng thành của người công nhân Việt Nam, chúng ta có thể lạc quan, dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: cand.com.vn |
Hôm nay nghỉ lễ, tôi tự cho phép nằm thêm một chút trên giường. Ngoài trời đang nắng đẹp, “tháng tám, mùa thu xanh thắm”. Nhưng đâu đó con virus corona vẫn rình rập nên ở nhà cho lành.
Thử lướt tin tức và lên mạng xã hội công nhân, nhiều tin không vui. khiến 4 người tử vong; gia cảnh và tâm sự ứa nước mắt của con một chị nạn nhân trong vụ sập công trình; vô số thông tin tìm việc, tìm phòng trọ… và dịch bệnh vẫn rất phúc tạp.
Chợt nhớ, hồi nhỏ đọc tiểu thuyết “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, tôi ám ảnh cái không khí ngột ngạt của những ngày người công nhân mỏ đình công đấu tranh với giới chủ. Tiếng còi tàu ủ… ủ… ủ đòi ăn than chốc chốc lại rít lên vừa chán ngắt vừa thê lương. Lịch sử ghi, sau chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, cả nước thắng trận lẫn bại trận ở châu Âu đều bị thiệt hại nặng nề. Người Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa lần hai. Tại xứ An Nam, người Pháp dồn sức khai thác mỏ và mở rộng các đồn điền. Người nông dân An Nam ở nông thôn mất đất, bị bần cùng hóa, họ chạy ra vùng mỏ, vào các đồn điền làm công nhân. Đội ngũ công nhân nước ta lớn lên nhanh chóng.
Đây là tình cảnh khốn cùng của những người công nhân mỏ thời thuộc Pháp. Ảnh m.tapchiqptd.vn |
Nhưng tình cảnh người công nhân ngày ấy vô cùng bi thảm. Bị bóc lột tận cùng, không được trang bị bảo hộ tối thiểu, điều kiện vệ sinh, môi trường khắc nghiệt nhanh chóng bào mòn sức khỏe và cướp đi mạng sống của họ. “Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh”, câu ca vọng đến hôm nay cho thấy một phần điều kiện lao động nghiệt ngã của người công nhân mỏ. Tại các đồn điền cao su phía Nam, các cánh rừng cao su vươn lên mướt xanh thì lao lực, sốt rét, sâu quảng cũng lấy đi bao mạng sống của người lao động: “Cao su xanh tốt lạ đời/Mỗi cây bón một xác người công nhân”…
Dù lớn mạnh nhanh chóng, đến Cách mạng Tháng Tám 1945, đội ngũ công nhân nước ta mới chỉ có trên dưới 200.000 người, bằng một khu công nghiệp lớn hiện nay. Song đội ngũ ấy đã là lực lượng nòng cốt được rèn luyện, trưởng thành, vươn mình nắm lấy địa vị lãnh đạo cách mạng, đi đầu cùng với nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội làm nên cuộc cách mạng “long trời lở đất”, giành chính quyền về tay nhân dân, tự mình giải phóng mình, trở thành chủ nhân của một đất nước tự do. Xứ An Nam thuộc địa lột xác thành một nước Việt Nam độc lập.
Còn đây là hình ảnh người công nhân làm việc tại đồn điền cao su Cam Tiêm (nằm ở Biên Hòa, Đồng Nai) xưa. Ảnh baodongnai.com.vn |
Rồi chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh phía Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc. Lớp lớp công nhân Việt Nam sát cánh cùng dân tộc trong những cuộc trường chinh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Rồi đổi mới… chỉ trên dưới ba mươi năm, đội ngũ công nhân đã lớn mạnh gấp nhiều lần toàn bộ lịch sử công nhân Việt Nam trước đó. Cuộc sống người công nhân vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng những cống hiến của họ đã cho thấy thấp thoáng cái đích của sự giàu mạnh, ấm no. Rồi dịch bệnh…
Như một cú phanh gấp, nhịp điệu sản xuất chuệch choạc gần như khựng lại; người công nhân bị văng ra khỏi con tàu đang ngon trớn. Xuất hiện mất việc, giảm việc, nghỉ việc luân phiên, ban đầu còn lẻ tẻ rồi trở thành đại trà. Một vòng quay mất việc, tìm việc làm không dứt.
Đối mặt với dịch bệnh, người công nhân hiện đang rất vất vả, khó khăn. Nhưng từ dấu mốc Ngày Quốc khánh nhìn về quá khứ và suy nghĩ, chúng ta thấy tương lai nhất định sẽ tốt đẹp hơn. Ảnh minh họa của baomoi.com |
Vất vả, tất nhiên. Khó khăn, tất nhiên. Nhưng so với thân phận người công nhân mỏ và đồn điền cao su xưa, so với máu và nước mắt những ngày kháng chiến thì vất vả, khó khăn lúc này chưa là gì. Dịch bệnh chắc chắn sẽ phải qua, loài người nhất định sẽ tìm ra vắc xin khắc chế. Sản xuất sẽ trở lại ổn định và phát triển, đời sống sẽ ổn định và đi lên.
Tôi nghĩ thế trong . Và tôi nghĩ chúng ta phải lạc quan lên.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 2/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 2/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25,8 triệu, hơn 860 ... |
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ sập công trình ở Phú Thọ Chiều 1/9, ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin về ở Trung tâm ... |
Bó củi và con rắn Bỗng dưng sáng nay lại nhớ về một câu chuyện ngụ ngôn. Chuyện trẻ con, đọc lâu lắm rồi, cũng chả nhớ câu chuyện xuất ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn