Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động - MINH KHÔI

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đó là những tín hiệu tích cực cho thấy sự vào cuộc quyết liệt, đầy trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tỉnh Cao Bằng, sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với những bất cập, khó khăn về nhà ở cho giáo viên vùng cao. Thực trạng này đã được phản ánh trong phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời” của Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Xây hơn chục phòng công vụ cho giáo viên

Cuối tháng 4/2024, nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng đi với đoàn khảo sát của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng tới 8 điểm trường thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu nhà ở công vụ của giáo viên tại đây.

Trong hai ngày di chuyển liên tục tới các điểm trường, nhóm phóng viên đã ghi nhận thực trạng khó khăn và những tâm tư nặng trĩu của các giáo viên khi thiếu nhà công vụ, hoặc đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu kiên cố... Tất cả được phản ánh chân thực, sinh động trong bài phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”, đăng tải trên Tạp chí điện tử lozaph.com.

Ở đó, có hình ảnh thầy giáo Nông Văn Phán với gần chục năm công tác tại Điểm trường Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm), người luôn sống với ước mơ được có thêm nhà công vụ và nhà vệ sinh cho thầy cô. Có cô giáo Tạ Thu Huyền – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình với mong mỏi thiết tha được hỗ trợ xây nhà công vụ, bởi trong 6 điểm trường thì có tới 4 điểm trường chưa có điện, phải mua điện nhà dân, và “không hề có nhà công vụ nào”.

Chúng tôi cũng không quên ánh mắt đầy trăn trở của ông Hà Văn Hùng - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, kiêm Chủ tịch LĐLĐ huyện Bảo Lâm, khi ông chia sẻ rằng tại địa phương “có những trường lên đến 50 giáo viên mà phòng công vụ chỉ có 8”; để rồi hệ lụy thiếu nhà công vụ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các thầy cô...

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nặm Pắt họp khẩn trong căn phòng bị tốc mái sau trận mưa tối 21/4/2024 - Ảnh: Minh Khôi
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Nhà ở của các thầy cô Điểm trường Khuổi Hẩu, huyện Nguyên Bình - Ảnh: Văn Quân

Theo đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng, mặc dù phòng ở công vụ cho giáo viên từ trước đến nay đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa thể giải quyết thấu đáo, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống giáo viên, đặc biệt là những huyện có nhiều giáo viên từ nơi khác đến công tác. Chính vì vậy, việc xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên là yêu cầu mang tính cấp thiết và lâu dài giúp đội ngũ giáo viên gắn bó với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Đồng chí Lý Thị Huệ cho biết, sau khi phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời” được đăng tải, dư luận và chính quyền địa phương rất quan tâm. Căn cứ vào thực tế đã được ghi nhận, phản ánh, LĐLĐ tỉnh Cao Bằng trước mắt đề xuất xây dựng 12 phòng ở công vụ, 1 bếp ăn học sinh và 1 nhà vệ sinh tại 4 trường, điểm trường trên địa bàn huyện Nguyên Bình.

Cụ thể, tại Trường Mầm non Mai Long xây 4 phòng, tổng diện tích 192m2; tại Điểm trường Khuổi Phung (Trường Mầm non Mai Long) xây 2 phòng công vụ với diện tích 96m2, có phòng ở, bếp ăn, vệ sinh khép kín, mỗi phòng dự kiến 2-3 giáo viên; tại Điểm trường Khuổi Hẩu (Trường Tiểu học Mai Long) xây 3 phòng công vụ, 1 bếp ăn học sinh, 1 nhà vệ sinh, tổng diện tích 156m2; tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mai Long xây nhà công vụ gồm 3 phòng (107m2).

Tổng kinh phí dự kiến trên 3 tỷ đồng. LĐLĐ tỉnh Cao Bằng cho biết số tiền này hiện đã được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản ủng hộ. Các công trình đang sắp hoàn thiện, đưa vào sử dụng cho thầy cô và các em học sinh trong năm học mới 2024-2025.

Video: Cô giáo Tạ Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn sáng 29/8, cô giáo Tạ Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng phấn khởi chia sẻ: "Hiện nay đã có nhà công vụ khang trang, chắc chắn và sạch đẹp, chúng tôi rất vui mừng, hào hứng, cảm thấy yên tâm hơn trong công tác. Chúng tôi hứa sẽ bảo quản, sử dụng có hiệu quả nhà công vụ mà các đơn vị đã tài trợ, xây dựng... Điều này chắc chắn tiếp thêm động lực cho các thầy cô giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Đề xuất huy động 334 tỷ đồng xây nhà công vụ

Trong dự thảo lần 2 của đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2024-2028, LĐLĐ tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh đây là yêu cầu cấp thiết và lâu dài giúp đội ngũ giáo viên, viên chức y tế gắn bó với nghề tại các địa phương vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực góp phần cùng với cấp uỷ, chính quyền thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh cho người dân; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, giúp cho đoàn viên yên tâm công tác, cống hiến lâu dài tại các địa phương vùng cao của tỉnh.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng (bên phải) trong lần đi khảo sát thực trạng, nhu nhà ở công vụ cho giáo viên địa bàn huyện Bảo Lâm.

Hiện nay qua khảo sát của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng, địa phương có 254 trường học, cơ sở y tế đề nghị xây mới, sửa phòng công vụ là 1.327 phòng (trong đó đề nghị 876 phòng xây mới, 451 phòng sửa); số đoàn viên là giáo viên, nhân viên y tế đang ở tại các phòng tạm được dựng bằng gỗ trên 1.500 người.

Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2024-2028, 100% đoàn viên, giáo viên, viên chức y tế công tác tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh lưu trú tại nơi công tác đều có phòng công vụ để ở.

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Cán bộ Công đoàn tỉnh Cao Bằng tặng quà cho các em học sinh Điểm trường Lũng Mần, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tháng 4/2024. Ảnh: Minh Khôi

Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến 334 tỷ đồng. LĐLĐ tỉnh Cao Bằng đề xuất huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên, viên chức y tế từ Tổng LĐLĐ Việt Nam; nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 phân bổ các huyện; ngân sách tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn sự nghiệp phân bổ cho các huyện hằng năm; nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm trong, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Hiện tại, đề án đang trong quá trình xây dựng dự thảo để xin ý kiến các cấp, các ngành. Dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ hoàn thành và báo cáo Tỉnh uỷ thông qua.

Video: Phỏng vấn đồng chí Lý Thị Huệ - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cao Bằng

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói ...

Để lại gì cho đời Để lại gì cho đời

Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và ...

Lương không đủ sống Lương không đủ sống

Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ...

In bài viết
Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 31/8/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Đời sống -

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Đời sống -

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Đời thợ -

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Đời sống -

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Đời sống -

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Đời sống -

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.