Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Người lao động - 05/09/2024 15:49 Phương Mai - Quốc Thắng - Nguyễn Luận
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh |
Sáng 5/9, năm học mới 2024-2025 chính thức bắt đầu trong niềm hân hoan của hơn 23 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước. Khắp mọi miền, từ vùng núi cao, đồng bằng, hay biên giới, hải đảo, sắc đỏ rực của những lá cờ Tổ quốc, của những bông hoa trên tay các em học sinh trải khắp các con đường, mang theo niềm vui buổi tựu trường.
Học sinh trường THPT tại Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới. |
Không chỉ với học sinh, phụ huynh, mà khai giảng 5/9 năm nào cũng được ví như ngày Tết của những người làm nghề “trồng người”. Ở đó, các thầy, cô giáo được chứng kiến sự trưởng thành của các thế hệ học sinh cũ và đón những mầm non mới tới trường.
Cô giáo Thái Thị Xuân - Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Đà Nẵng chia sẻ: "Năm học này, tôi chủ nhiệm lớp 4 với 35 học sinh. Hôm nay, tôi rất phấn khởi và tràn đầy niềm vui, với quyết tâm cao cùng tập thể giáo viên, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Văn Tám, công đoàn trường hoàn thành các mục tiêu năm học mới đã đề ra; dạy dỗ, chăm lo cho học sinh phát triển toàn diện”.
Cô giáo Lê Thị Xuân (ngoài cùng bên trái) cùng các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Lê Văn Tám trong lễ khai giảng sáng 5/9 |
Tại lễ khai giảng hôm nay của Trường Tiểu học Lê Văn Tám, toàn trường đã được nghe đọc bức thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025.
Nội dung bức thư là niềm động viên rất lớn cho chính cô Xuân và các đồng nghiệp đang công tác trong ngành Giáo dục cả nước. Cô cảm thấy tự hào khi đứng trong hàng ngũ những người gieo tri thức, hứa nỗ lực trong giảng dạy, vượt mọi khó khăn, đóng góp cho sự nghiệp “trồng người".
Từ điểm trường THPT Hương Sơn (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), dù đã nhiều lần dự lễ khai giảng, nhưng cảm xúc của cô giáo dạy môn Ngữ văn Phùng Thị Liên vẫn vẹn nguyên.
Cô Liên tâm sự: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu được đón các con. Đêm trước ngày khai giảng, có lẽ không ít thầy cô đã trằn trọc, băn khoăn về những ước mơ, lí tưởng của thế hệ trẻ, suy nghĩ về những điều sắp xảy ra, tôi cũng không phải ngoại lệ. Chúng tôi nghĩ về những khó khăn, thử thách phải đối diện, nhưng vượt lên tất cả là sự quyết tâm, là niềm tin và sự hào hứng để tiếp tục lý tưởng và đam mê của mình vai trò là người chèo lái con đò tri thức”.
Cô giáo Phùng Thị Liên |
Còn với cô giáo mầm non Lê Kiều Anh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), khai giảng năm nào cũng vô cùng nhộn nhịp, với những chuyện “dở khóc dở cười”.
“Mới đầu tôi bỡ ngỡ lắm, dần thì cũng quen. Các bạn còn bé mà, nên đang quen được ngủ “nướng” ở nhà, giờ phải đến trường trở lại, bé nào cũng “ngáp ngắn, ngáp dài”, không thì cũng mếu máo không muốn tới lớp. Ấy thế nhưng sau đó vui lại nhanh lắm, mải chơi với các cô, các bạn là cười liền. Có lẽ chính sự hồn nhiên, đáng yêu ấy đã trở thành nguồn động lực cho chúng tôi theo nghề tới bây giờ”, cô Kiều Anh chia sẻ.
Một khai giảng đặc biệt khác cũng đã diễn ra trong sáng 5/9 từ một điểm trường nơi miền núi Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng - Trường Tiểu học Nặm Pắt. Đó là nơi các thầy cô háo hức, ngóng chờ bóng dáng trẻ thơ tới trường, nhưng cũng thấp thỏm, lo âu vì đường tới trường vừa xa, vừa gập ghềnh khó đi.
Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Nặm Pắt, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: NVCC |
Cô giáo Hoàng Hồng Hạnh không giấu nổi niềm vui trong ngày khai trường: “Được sự quan tâm của các cấp, khai giảng tại trường chúng tôi ngày càng rực rỡ, long trọng hơn. Thầy cô, học trò, cha mẹ các em, ai cũng háo hức, phấn khởi. Đón năm học mới, nhưng cũng không kém phần lo lắng, vì hành trình đi tìm con chữ của các em sẽ còn nhiều chông gai, thử thách. Thiên tai, bão lũ, hay hoàn cảnh gia đình khó khăn, đều là những thử thách luôn chực chờ, buộc cả thầy và trò phải cùng quyết tâm, cố gắng vượt qua”.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo, vì giáo dục đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chọn nghề giáo là can đảm, nhưng chọn bám trường, bám bản nơi vùng sâu, vùng xa hẻo lánh với muôn vàn khó khăn, càng khiến ta thêm ngưỡng mộ những người làm nghề cầm phấn ấy.
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình ... |
Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ... |
Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu ... |
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9