Thực hiện giãn cách, công nhân làm gì ở khu trọ để không lãng phí thời gian
Người lao động - 09/06/2021 13:52 An Bình
"Chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam như một liều vaccine đặc biệt" Những thực phẩm quen thuộc nên bổ sung trong mùa dịch Covid-19 Những món canh giải nhiệt, tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19 |
Trong một cuộc phỏng vấn, ThS.BS Bùi Văn San - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai từng chia sẻ: "Hiện nay trên các phương tiện truyền thông hay các số liệu báo cáo trên thế giới đều cho rằng khi đại dịch đến sẽ gây gánh nặng tâm lý rất lớn, tạo ra áp lực căng thẳng về đời sống tinh thần cho mọi người, như là nguy cơ bị nhiễm bệnh. Giả dụ trước kia chúng ta có thể đi tập thể dục, đi gặp bạn bè thì bây giờ ai cũng lo lắng là mình ra đường gặp người này người kia thì có bị nhiễm bệnh không? Chưa nói đến một số người đang có sẵn bệnh nền trong cơ thể, ví dụ như những người lớn tuổi đã có những bệnh nền tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim thì đã căng thẳng, lo âu đã nhiều rồi, mà còn căng thẳng do dịch Covid nữa thì sẽ càng tăng trầm trọng thêm, cả cơ thể và tinh thần sẽ đều bị ảnh hưởng."
Bác sĩ San cho biết thêm tỉ lệ bệnh nhân đi khám ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần tăng lên đáng kể so với trước khi có dịch bệnh. Các vấn đề thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo lắng.
Đây là một số gợi ý dễ thực hiện để xây dựng một "khiên chắn" bảo vệ sức khỏe tinh thần trước đợt tấn công của dịch bệnh.
1. Cập nhật thông tin có chọn lọc
Các đợt dịch bùng phát tại các tỉnh thành có nhiều KCN khiến công nhân có xu hướng cập nhật thông tin liên tục để bảo vệ, phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng xã hội, cần cẩn trọng trong việc tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau, nhất là các thông tin chưa được xác thực. Việc tiếp xúc nhiều với các nguồn tin tiêu cực sẽ khiến gia tăng sự lo sợ, nghi ngờ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần.
Cập nhật thông tin từ nguồn được kiểm chứng, tránh hoang mang trước những tin không chính xác. (Ảnh: Internet) |
Lời khuyên: Nên kiểm tra tin tức một cách có chừng mực, từ một đến hai lần, vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Đó là các mốc thời gian mà kết quả xét nghiệm được Chính phủ công bố chính thức trên các kênh truyền thông chính thống. Như vậy, có thể đảm bảo luôn cập nhật thông tin một cách chính xác trong khi vẫn giữ tinh thần cân bằng, lạc quan.
2. Chia sẻ với những người xung quanh
Việc chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ một cách chân thật với những người thân yêu sẽ giúp bản thân được an ủi, cũng như giảm bớt các gánh nặng tâm lý, đảm bảo bản thân không bị ức chế, dồn nén.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng gọi điện, nhắn tin không mất cước. (Ảnh:TGDĐ) |
Lời khuyên: Tận dụng sự phát triển của công nghệ, công nhân hoàn toàn có thể nhắn tin và trò chuyện với bạn bè, người thân một cách thường xuyên mà không cần gặp gỡ trực tiếp, hạn chế nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Những mối quan hệ lâu ngày chưa có thời gian chăm sóc nhờ vậy cũng sẽ trở nên khắng khít và bền chặt hơn.
3. Thử công thức nấu ăn mới với những nguyên liệu cũ
Tại nhiều khu vực bị phong tỏa, nguồn thực phẩm chính của công nhân được các tổ chức, đoàn thiện nguyện hỗ trợ. Công nhân khó chủ động trong việc chọn lựa các loại thực phẩm khác nhau, đúng nhu cầu và sở thích.
Cùng là rau ngót, có thể biến tấu những món canh với tôm, sườn hoặc thịt băm để thay đổi bữa ăn hàng ngày. (Ảnh: Internet) |
Lời khuyên: Để bữa ăn không nhàm chán, công nhân hoàn toàn có thể thử những công thức nấu ăn mới với chính những nguyên liệu cũ. Cùng một món rau, thay đổi cách chế biến hoặc kết hợp với các nguyên liệu, gia vị khác hoàn toàn có thể mang lại một trải nghiệm rất mới của vị giác.
4. Đọc sáchAi cũng biết sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp tư duy và nhận thức trở nên sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Tuy nhiên công việc bận rộn hằng ngày thường khiến chúng ta quên đi việc đọc sách.
Lời khuyên: Thực hiện giãn cách xã hội là một cơ hội để công nhân có thể tập xây dựng thói quen đọc sách thường ngày. Nếu không thể mua sách thì hiện nay, công nhân hoàn toàn có thể đọc trực tuyến.
5. Xem phim
Giống như đọc sách, xem phim cũng là một cách để mở rộng trải nghiệm. Những bộ phim mang lại cảm xúc cho người xem thông qua âm thanh và hình ảnh.
Xem những bộ phim có nội dung tích cực là một cách để cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả. (Ảnh: dienmayxanh) |
Lời khuyên: Hãy lựa chọn những bộ phim có nội dung tích cực. Điều này sẽ giúp cho tinh thần trở nên thoải mái, lạc quan, phấn chấn.
6. Tập thể dục tại nhà
Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để cảm thấy tốt hơn, tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống. Hiện nay, rất nhiều bài tập tại nhà không cần dùng đến dụng cụ đều có thể dễ dàng được tìm thấy trên Internet. Duy trì thói quen tập luyện không chỉ mang lại ích lợi về sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần.
Plank là một động tác rất dễ thực hiện, hoàn toàn có thể tập luyện tại các phòng trọ không có dụng cụ. (Ảnh: Báo Hòa Bình) |
Lời khuyên: Nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục hàng ngày, chú trọng rèn luyện sức khỏe qua các bài tập thể dục đơn giản, phù hợp với thể trạng của bản thân.
Trên đây là những gợi ý giúp công nhân có thể đa dạng hoạt động ngay tại khu trọ. Đừng lãng phí thời gian và để sức khỏe tinh thần tuột dốc. Phòng và chống dịch cần phải được thực hiện trên nhiều mặt trận, tinh thần là một trong số đó.
Tổng hợp
Bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm Bị tai nạn lao động (TNLĐ) nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) do không ... |
Sài Gòn cái gì cũng có, sẵn nhất là tấm lòng thảo thơm! Những ngày qua, TP. HCM (Sài Gòn) đang căng mình chống dịch, sự quan tâm chú ý đổ dồn về quận Gò Vấp, phường Thạnh ... |
Gần 7.600 công nhân trở lại làm việc, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về giấy xác nhận Tính đến tối 7/6, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã cho phép 43 doanh nghiệp được hoạt động trở lại, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
- Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
- “Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
- Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non