Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51 Gia Hưng
Công đoàn Công Thương: hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm trung tâm |
Phát triển đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm
Theo đồng chí Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, công tác phát triển đoàn viên không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm mà còn là thước đo sự thành công của toàn ngành trong việc xây dựng một tổ chức Công đoàn mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Do đó, Ban Thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam đã ban hành Kế hoạch phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở cho giai đoạn 2024-2028. Theo Kế hoạch, ngành Công Thương phấn đấu đến năm 2028 sẽ có 182.258 đoàn viên và thành lập 10 công đoàn cơ sở tại các đơn vị có từ 15-20 lao động trở lên. Riêng trong năm 2024, mục tiêu tăng thêm 3.500 đoàn viên và thành lập 2 công đoàn cơ sở mới.
Người lao động ngành Công Thương. Ảnh: CĐCC |
Để đạt được các mục tiêu này, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã xây dựng và triển khai nhiều biện pháp cụ thể, tập trung vào việc tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
Trong đó, các biện pháp này bao gồm việc thành lập Ban chỉ đạo và 4 tổ công tác đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu phát triển đoàn viên, với mỗi tổ được giao nhiệm vụ phát triển 10.504 đoàn viên.
Theo nhận định của Công đoàn Công Thương Việt Nam, việc phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, đồng chí Phan Văn Bản nhấn mạnh: “Ở đâu có sự quyết tâm cao, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao, và phương pháp làm việc khoa học thì ở đó sẽ đạt được kết quả tốt.”
Chính vì vậy, Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo chỉ tiêu giao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và kế hoạch của Công đoàn Công Thương Việt Nam giai đoạn 2024-2028.
Cụ thể, đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và mạng lưới công tác viên phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên tại đơn vị theo từng năm và cho cả giai đoạn 2024-2028.
Phân công cán bộ có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu pháp luật về lao động, công đoàn, có kiến thức về xã hội và kỹ năng giao tiếp để tiếp cận với chủ doanh nghiệp, người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo thực hiện đúng quy trình và thủ tục theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc, căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu phân bổ giao về phát triển đoàn viên của từng năm và cho cả giai đoạn 2024-2028, sẽ thành lập tổ công tác phát triển đoàn viên; trong đó, Ban Chấp hành, Ban Thường Thường vụ là thành viên chủ chốt tập trung mọi nguồn lực để chỉ đạo công đoàn cấp mình tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giao của Công đoàn Công Thương Việt Nam về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở hàng năm và cho cả giai đoạn 2024-2028.
Hội nghị bàn giải pháp phát triển đoàn viên năm 2024. Ảnh: CĐCC |
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
Tính đến nay, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã phát triển được 2.125/3.500 đoàn viên, đạt 60,7% kế hoạch năm 2024. Đây là kết quả của nhiều biện pháp quyết liệt và hiệu quả mà các cấp công đoàn trong ngành đã triển khai.
Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục bám sát địa bàn, khảo sát tình hình công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động của các doanh nghiệp. Mục tiêu là tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn, đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn; trang bị kỹ năng tuyên truyền và vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
Công đoàn Công Thương Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người lao động. Việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ cốt lõi. Công đoàn cũng tập trung vào việc đối thoại, thương lượng tại nơi làm việc, bảo vệ quyền lợi ích của đoàn viên và người lao động.
Công đoàn Công Thương Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn, đồng thời thu hút người lao động gia nhập tổ chức này. Công đoàn cũng chú trọng vào việc ký kết hợp đồng lao động, nâng cao chất lượng thương lượng tập thể, và đề xuất hỗ trợ kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
Hiện tại, Công đoàn Công Thương Việt Nam đang quản lý 15 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 505 công đoàn cơ sở trực thuộc, với 140.670 đoàn viên trên tổng số 146.656 lao động, đạt tỷ lệ 95,9%. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Công đoàn Công Thương Việt Nam trong việc phát triển và củng cố tổ chức, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên và người lao động trong toàn ngành. |
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Tập trung phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là một nội dung trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược ... |
Công đoàn Công thương Việt Nam làm việc với đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Pháp Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, Công đoàn Công ... |
Công đoàn Công Thương Việt Nam đứng thứ 3 toàn quốc về sáng kiến Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn Công Thương Việt Nam đứng thứ 3 toàn quốc trong Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ ... |
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
- Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
- “Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
- Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non