Vụ dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: “Nỗi khổ” hơn chục năm sống chung với rác thải
Đời sống - 27/12/2019 16:10 Nhã Khanh (T.H)
Nhiều người dân dựng lều, chặn xe chở rác đi vào khu bãi rác Nam Sơn từ ngày 23/12. Ảnh: Việt Hoan |
Trong bán kính khoảng 500m quanh khu vực bãi rác Nam Sơn có khoảng 2.000 hộ dân, và tổng diện tích đất (bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp) lên tới khoảng 396 ha.
Trước đó, ngày 23/12/2019, nhiều người dân đã dựng lều, chặn xe chở rác đi vào khu bãi rác Nam Sơn. Theo ghi nhân của PV Cuocsongantoan.vn, đến ngày 25/12, hàng chục người dân của xã Hồng Kỳ (Sóc Sơn, Hà Nội) thậm chí còn bày trà nước, bếp gas... để canh chừng những xe chở rác di chuyển vào bãi rác.
Theo phản ánh của người dân địa phương, nguyên nhân người dân chặn xe rác là do các cơ quan chức năng chậm trễ đền bù trong việc di dời người dân rời khỏi vùng ảnh hưởng bán kính 500 m của bãi rác Nam Sơn. Ngoài ra, nhiều người dân cũng cho rằng mức đền bù đưa ra không thỏa đáng.
Ông Nguyễn Văn Chính, một người dân ở xã Nam Sơn, cho biết, dù theo văn bản của cơ quan chức năng, cuối năm 2019 người dân sẽ nhận được toàn bộ tiền đền bù và sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, người dân đến nay mới chỉ nhận được một ít tiền đền bù đất ruộng, còn đất thổ cư vẫn chưa được chi trả. Do bức xúc nên người dân lại tiếp tục ra chặn xe rác.
“Dân chúng tôi chịu đựng ảnh hưởng từ nhà máy rác đã khổ rồi, giờ đây còn có thêm hàng cây hoa sữa thì làm sao mà chịu nổi”, ông Chính cho hay.
Nỗi khổ của người dân sống gần bãi rác Nam Sơn
Trên thực tế, không ít người dân mong muốn sớm nhận tiền đền bù và được di dời. Trên Báo Giao thông, chia sẻ về nỗi khổ của người dân khi phải sinh sống ở gần khu vực Nhà máy Xử lý rác Nam Sơn, bà Nguyên Thị Chín (trú tại thôn Xuân Thịnh, xã Nam Sơn) cho biết: “Nói thì khó hình dung, cứ phải sống ở đây thì mới thấy ô nhiễm đến mức nào. Cuộc sống của chúng tôi quanh năm suốt tháng phải chịu mùi hôi thối từ sáng đến đêm. Nhiều nhà có cháu nhỏ buộc phải đi sang xã khác ở nhờ. Mỗi lần nhà ai có cưới xin, giỗ chạp thì đều phải liên hệ với người của nhà máy rác tới phun thuốc trước vài ngày, không cỗ dọn ra là hàng vạn con ruồi đến ăn tranh với người ngay. Trước nhà tôi có việc, làm chục mâm cỗ nhưng khách đến nhìn thấy ruồi nhiều quá không ai dám ăn, ế cả chục mâm. Từ năm 1999, dân đã khiến nghị nhiều lần nhưng đến nay họ mới giải quyết”.
Ông Nguyễn Hữu Hùng, PGĐ Trung tâm phát triển quỹ đất Sóc Sơn cho biết, dự án mở rộng bãi rác Nam Sơn giai đoạn 2 với khoảng trên 600 hộ dân với diện tích khoảng 76 ha bị ảnh hưởng.
Đây là lần thứ 3 người dân chặn xe vào bãi rác. Ông Đỗ Thế Thọ, Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ cho biết, việc người dân chặn xe là do chưa thống nhất được đơn giá, và phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ dân phải ở cách bãi rác khoảng 100 m2, họ quá cực khổ, bữa nào cơm canh cũng trộn với ruồi.
Ông Nguyễn Văn Hùng (xóm Hòa Bình, xã Hồng Kỳ) cho biết, chính quyền nhiều lần hứa giải quyết dứt điểm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân vẫn đang trong tình trạng ngóng chờ. Nhiều người dân tại xã Nam Sơn và Hồng Kỳ cho rằng, việc chặn xe rác sẽ tiếp tục cho đến khi có dự thống nhất của chính quyền về đơn giá và thời gian đền bù giải phóng mặt bằng.
Được biết, TP Hà Nội đã bố trí 3 khu tái định cư, trong đó, khu gần nhất cách bãi rác khoảng 1km và khu xa nhất cách bãi rác 7km.
Xem video:
Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ dự báo trời rét đậm, nền nhiệt giảm sâu, trong khi cơn bão số 8 ... |
Sau khi người dân chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn, cơ quan chức năng đã có kế hoạch để phân luồng và ứng ... |
Tử hình liệu có phải là mức án cuối cùng cho các hung thủ? Xét xử vụ thảm án nữ sinh giao gà ở Điện Biên ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động