"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Người lao động - 06/09/2024 11:50 Hoàng Thị Hoài Linh - Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Bão số 3 và 03 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn |
(bão số 3) được dự báo là cơn bão mạnh nhất đi vào Vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây và sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động các tỉnh phía Bắc. Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài Linh - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã đưa ra những lời khuyên với người lao động trong công tác phòng, tránh, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản. |
Để an toàn, các ngành, địa phương phải chủ động trong việc đánh giá tác động của đối với địa phương, địa bàn, đơn vị, phạm vi. Thông qua việc đánh giá tác động nguy cơ của mưa, lũ đối với lĩnh vực và ngành mới có thể xây dựng các phương án ứng phó để chủ động phòng, chống.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động khảo sát, đánh giá chi tiết nguyên nhân các khu vực có nguy cơ, các lĩnh vực có nguy cơ để khoanh vùng đối với các loại hình thiên tai như lũ, sạt lở, trượt lở để đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp cho địa phương, ngành, lĩnh vực.
Tăng cường phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân nhận biết nguy cơ, dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở, lũ quét, kỹ năng ứng phó để chủ động sơ tán, di dời trước khi xảy ra sự cố, giảm thiệt hại.
Vị trí và đường đi của siêu bão Yagi lúc 8 giờ ngày 6/9. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia |
Đối với một số ngành nghề thường xuyên chịu tác động lớn của thiên tai về khí tượng thủy văn như khai thác khoáng sản, thủy điện, cần bám sát cụ thể các thông tin dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết về lượng mưa ở khu vực, địa bàn đã có xuất hiện trong quá khứ để có định hướng cho việc hoạch định xây dựng các vị trí khai thác đảm bảo hiệu quả kinh tế và đặc biệt là an toàn cho sản xuất.
Để giảm thiểu những thiệt hại lớn cần chú trọng đặc biệt việc đánh giá nguy cơ tác động trước các loại hình thiên tai chủ yếu để xây dựng các kế hoạch phòng thủ.
Đối với ngành Khai thác khoáng sản, ngoài những nghiên cứu về địa chất, địa hình còn phải đặc biệt chú ý đánh giá tác động do nguy cơ mưa, lũ, lụt. Xây dựng kế hoạch phương án sản xuất trong mùa mưa lũ đảm bảo an toàn.
Đối với ngành Điện lực, cần chủ động bám sát các các dự báo, cảnh báo mưa để có phương án đảm bảo an toàn cho mạng lưới điện, đảm bảo điều tiết nước vừa đảm bảo an toàn cho công trình vừa phục vụ sản xuất điện năng cho các ngành kinh tế - xã hội.
Công nhân Trạm biến áp 110kV Yên Cư, PC Quảng Ninh kiểm tra các trạm biếp áp, tủ điện - Ảnh: Điện lực Việt Nam |
Ngành Điện trong quá trình điều phối điện năng cần bám sát các cảnh báo giông sét để đảm bảo an toàn giảm tránh tổn thất về tiền của, đề phòng nguy cơ bị sét đánh hư hỏng trang, thiết bị và đặc biệt đảm bảo cho người lao động đang vận hành trên mạng lưới đường điện.
Đối với ngành Giao thông vận tải, cần chú trọng các cảnh báo về mưa, lũ, sạt lở, đặc biệt thống kê các nguy cơ thiệt hại do sạt lở, lũ quét, ngập úng để xây dựng kế hoạch ứng phó. Trước mỗi mùa mưa, lũ ngành Giao thông vận tải đã cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và phổ biến cụ thể hóa cho từng lĩnh vực. Với lĩnh vực giao thông đường bộ cần lập kế hoạch tập trung ứng phó với nguy cơ mưa lũ, gây sạt lở, ngập úng, lũ, lũ quét.
Các cán bộ, viên chức, người lao động đảm bảo an toàn giao thông trên các cung đường bộ, đường sắt, đến các hạt cần phổ biến kế hoạch ứng phó với thiên tai của ngành và đặc biệt cần chú ý đến các bản tin cảnh báo, dự báo về mưa, mưa lớn, mưa diện rộng để có kế hoạch ứng trực đảm bảo giao thông thông suốt. Khi có cảnh báo mưa lớn, mưa diện rộng, lũ quét, sạt lở cần chú ý các khu vực được cảnh báo, lượng mưa có khả năng xảy ra.
Xử lý sạt trượt trong mùa mưa bão - Ảnh: Tạp chí GTVT |
Bám sát các bản tin dự báo cập nhật dự về mưa lớn. Chú ý những khu vực có lượng mưa cảnh báo từ trên 50mm – 100mm/24 giờ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người, như: Gây ngập úng, dòng chảy xiết, lũ quét nghẽn dòng, lũ quét do vỡ đập, đê, hồ chứa… dòng chảy trên các khu vực.
Người lao động ở các khu vực như các cung đường vùng cao, sườn dốc, các khu vực khai thác khoáng sản cần chú ý theo dõi, tìm hiểu các thiên tai, tai biến địa chất nơi đang sinh sống, làm việc. Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa lớn, mưa trong địa bàn, khu vực mình sinh sống, làm việc.
Quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực như: Các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc, đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại.
Chú ý tiếng động lớn bất thường ở thượng nguồn, sự thay đổi của dòng nước, nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có lũ hoặc lũ quét.
Nếu nghi ngờ có nguy cơ phải thoát thật nhanh khỏi nơi nguy hiểm. Nếu trường hợp không kịp di chuyển sơ tán thì tìm các vị trí an toàn nhà bạn để tránh trú và gọi cứu trợ.
Đối với ngành Hàng hải: Cả nước ta có hơn 100.000 tàu thuyền hoạt động trên biển, tham gia vận chuyển hàng hóa, đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ. Việc nắm bắt các thông tin dự báo, cảnh báo sớm thiên tai trên biển sẽ quyết định sự an toàn hàng hải, bảo vệ an toàn tài sản và giảm thiểu chi phí cho đơn vị doanh nghiệp.
Nước ta có hơn 100.000 tàu thuyền hoạt động trên biển |
Cần đặc biệt chú trọng các bản tin bão, áp thấp nhiệt đới, bản tin cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, triều cường... được phát sóng liên tục trên các website, các hệ thống mạng xã hội của cơ quan dự báo, các cơ quan truyền thông như báo, Đài Phát thanh, Truyền hình, Đài Thông tin duyên hải để tránh xa các khu vực, tọa độ nguy hiểm được cảnh báo. Nếu đã và đang nằm trong vùng nguy hiểm cần thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn bản thân.
Chủ các doanh nghiệp, đơn vị cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, rà soát hiện trường, phát hiện kịp thời các nguy cơ mất an toàn, có kế hoạch chủ động ứng phó và biện pháp khắc phục kịp thời, triệt để phòng, chống mưa bão, sẵn sàng ứng cứu giải quyết sự cố có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật an toàn, nâng cao tính kỷ luật trong công tác quản lý ATVSLĐ và bảo vệ môi trường… Cơ quan, doanh nghiệp cần chú ý việc tuyên truyền nhận diện các nguy cơ thiên tai trong lĩnh vực hoạt động của mình đến cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động vừa đảm bảo an toàn sản xuất chủ động trước thiên tai là nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đơn vị, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động.
Nguồn tham khảo: 1. https ://community.wmo.int/en/flood-forecasting-initiative ntroduction 2. //www.preventionweb.net/files/61119_credeconomiclosses.pdf 3. Tài liệu hướng dẫn phục vụ quản lý tai biến địa chất dựa vào cộng đồng, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản |
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống” "Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. |
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & ... |
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.