Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 06:37

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Đời sống - TRẦN LƯU

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – dù đang thất nghiệp. Từ đây đã dẫn đến một nghịch lý là tình trạng số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động…

Lao động thất nghiệp chỉ muốn làm thời vụ

Dù tìm được công việc phù hợp tại các doanh nghiệp nhưng mấy tháng qua, chị Võ Thị Ngọc Điệp (SN 1980, quận 6, TP. HCM) vẫn chọn cách đi phụ việc cho một quán ăn vào mỗi tối.

Từng 20 năm làm công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP. HCM), nhưng tháng 6/2023 chị mất việc do doanh nghiệp cắt giảm lao động.

Hiện, chị Điệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khoảng 6 triệu đồng/tháng, thời gian hưởng 12 tháng.

“Sau khi mất việc, tui có tham gia một số phiên giao dịch việc làm. Công việc phù hợp với mình vẫn có, thậm chí là không ít. Nhưng bây giờ nếu đi làm trở lại tui phải thử việc với mức lương chưa tới 5 triệu đồng/tháng. Do đó, tui quyết định xin phụ việc tại một quán ăn với thu nhập 200.000đ/ngày, tương đương 6 triệu đồng/tháng. Cộng với tiền trợ cấp thất nghiệp, tính ra tui được 12 triệu đồng/tháng, còn cao hơn cả mức thu nhập trước đây ở công ty”, chị Điệp cho biết.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?
Chị Điệp chia sẻ về nguyên nhân từ chối cơ hội việc làm mới. Ảnh: P.V

Chị Trần Thị Hà (39 tuổi, quê Nghệ An) nghỉ việc hồi tháng 7 vừa qua sau 13 năm làm việc tại một công ty ở Khu công nghiệp Tây Bắc (Củ Chi, TP. HCM). Nữ công nhân được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy vậy, chị vẫn đi làm tại một xưởng may gần nhà. Để duy trì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị thỏa thuận với chủ xưởng là không ký hợp đồng lao động, và cũng không tham gia bảo hiểm xã hội.

“Tôi vừa được nhận trợ cấp thất nghiệp hơn 4 triệu đồng mỗi tháng, lại vừa có lương nên thu nhập ổn định. Nếu ký hợp đồng lao động thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa", chị Hà nói.

Ghi nhận của PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, sau làn sóng cắt giảm lao động, không ít người đợi nhận hết trợ cấp thất nghiệp mới đi tìm công việc mới; hoặc chỉ tìm những công việc phổ thông, thời vụ để không phải ký kết hợp đồng lao động.

Công ty TNHH Lạc Tỷ chuyên sản xuất giày xuất khẩu, ở quận Bình Tân, TP. HCM, vừa qua tuyển được 3 lao động. Tuy nhiên, sau khi hết thời gian thử việc, cả 3 người này đều từ chối ký hợp đồng lao động.

“Điều đó khiến chúng tôi rất bất ngờ, vì những lao động này đều có tay nghề cao và có thâm niên. Khi chúng tôi hỏi thì công nhân trả lời là do ban đầu đọc thông báo tuyển dụng không kỹ, nên họ cứ tưởng vào đây làm việc sẽ không phải ký hợp đồng lao động. Họ bị mất việc ở Công ty Tỷ Hùng từ tháng 6 năm nay và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bây giờ nếu ký hợp đồng lao động, đồng nghĩa họ có việc làm trở lại, và không nhận trợ cấp thất nghiệp được nữa”, đại diện Công ty TNHH Lạc Tỷ cho hay.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Công nhân nghe tư vấn giới thiệu việc làm tại một phiên giao dịch việc làm ở TP. HCM. Ảnh: P.V

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện từ năm 2009, với mục tiêu hỗ trợ người lao động một phần thu nhập khi họ không may bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp người lao động sớm trở lại thị trường lao động.

Theo quy định hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tỷ lệ 60% mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp. Với những lao động làm việc lâu năm (trên 10 năm) thì mức lương của họ sẽ cao, có người lãnh trợ cấp thất nghiệp lên đến 7-8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, công nhân lao động dù có tay nghề, làm việc lâu năm, nhưng khi chuyển sang thị trường lao động mới đều bắt buộc phải thử việc lại với mức lương thấp.

Video: Chị Võ Thị Ngọc Điệp nói về lý do lựa chọn công việc không phải ký hợp đồng lao động

Ghi nhận của PV tại một doanh nghiệp xuất khẩu giày da ở TP. HCM, hiện có gần 2.800 công nhân làm việc. Khi công nhân mới vào sẽ được doanh nghiệp thử việc với mức lương tối thiểu (vùng 1) là 4.680.000 đồng/tháng. Hết thời gian thử việc, lao động sẽ được “test” năng lực, rồi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm, với mức lương được tăng thêm 9% mức tối thiểu nêu trên. Tổng cộng vẫn chưa đến 5 triệu đồng/tháng.

“Mức thu nhập này còn thấp hơn cả mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của công nhân nên nhiều người đã từ chối ký hợp đồng lao động để đi làm các công việc thời vụ khác, như giữ trẻ, bán hàng online, phụ quán ăn, quán nhậu, thậm chí là đi bán vé số dạo… Việc này giúp họ nhận được “2 đầu" thu nhập xấp xỉ hơn 10 triệu đồng/tháng”, một cán bộ hành chính - nhân sự trong doanh nghiệp nêu thực trạng.

Vì sao công nhân thất nghiệp lại từ chối cơ hội việc làm mới?
Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

“Lệch pha” giữa cung và cầu

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM, từ ngày 1/1 đến 31/11, cơ quan quản lý lao động đã tiếp nhận hơn 156.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho gần 154.000 người lao động.

So với cùng kỳ năm 2022, số trường hợp nộp hồ sơ tăng gần 11% (hơn 14.000 người), có quyết định hưởng tăng hơn 11% (tăng gần 16.000 trường hợp). Tuy nhiên, trong số gần 154.000 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ có hơn 1.000 người đăng ký học nghề để chuyển đổi công việc.

Hiện thị trường lao động tại TP. HCM và các tỉnh lân cận đã nhộn nhịp trở lại vào những tháng cuối năm, khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng và đang tuyển dụng. TP. HCM hiện có hơn 80 doanh nghiệp muốn tuyển khoảng 20.000 lao động song họ gặp khó.

Nghịch lý số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động đang tồn tại.

Bà Trần Ngọc Phương Thảo - phụ trách tuyển dụng nhân sự, Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn thông tin, vừa qua, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 200 lao động nhưng đa phần công nhân nộp hồ sơ đều chỉ muốn làm thời vụ.

Bà Thảo nói, hầu hết người lao động muốn vừa có việc làm, lại vừa được nhận trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần, trong khi theo quy định thì sau 2 tháng thử việc, Công ty phải ký hợp đồng chính thức với công nhân và họ phải tham gia các loại bảo hiểm.

"Đây là khó khăn lớn nhất của Công ty khi tuyển dụng nhân sự", đại diện Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn nói.

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Công nhân lao động làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần trên địa bàn TP Thủ Đức, TP. HCM. Ảnh: P.V

Ông Hoàng Văn Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. HCM cho hay, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng sản xuất. Đơn vị đã phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, các đợt khảo sát cho thấy đa số người lao động đều mong muốn hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp và từ chối việc làm mới. Tình trạng “cung không gặp cầu” không chỉ diễn ra tại TP. HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác.

Theo ông Thắng, thời gian qua người lao động đã không mặn mà với việc học nghề, chuyển đổi nghề khi thất nghiệp với nhiều nguyên nhân. Trong đó, chính sách hỗ trợ cho người lao động rất thấp, chỉ 1,5 triệu đồng/tháng/người, tối đa không quá 12 tháng. Trong khi đó, người lao động đang thất nghiệp lại phải tốn thêm một khoản tiền đi học nghề, thời gian đào tạo có thể sẽ rất lâu (trên 6 tháng). Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tào nghề cũng chưa đảm bảo… đã tạo nên những rào cản khiến người lao động không muốn học nghề.

Đại diện Công ty TNHH Lạc Tỷ kiến nghị: “Lấy ví dụ một người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 12 tháng, và đã nhận được 6 tháng. Bây giờ nếu họ có việc làm mới, thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn sẽ được bảo lưu. Đây là điều mà rất nhiều công nhân lao động chưa nắm được, họ cứ nghĩ nếu tìm việc làm mới sẽ mất đi thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người lao động nắm rõ”.

Mặc dù vậy, vị này cũng cho biết, dù thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu, nhưng khi tham gia thị trường lao động mới, công nhân sẽ bắt đầu lại với mức lương thấp hơn – đồng nghĩa mức lãnh trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ thấp hơn (khi họ lại nghỉ việc). Trong khi cuộc sống của công nhân vốn luôn rất khó khăn, và đó là những điều họ sẽ tính toán để lựa chọn.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP:

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp sau thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bao gồm:

(1) Có việc làm.

(2) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

(3) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

(4) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(5) Bị tòa án tuyên bố mất tích.

(6) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Trong thời gian 03 ngày người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp (1), (2), (3) nêu trên nhưng không thực hiện thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được bảo lưu.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và trừ những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3% Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3%

Tại phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối ...

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến ...

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Đời sống -

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ kéo dài tới 45 ngày.

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Đời sống -

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Gác lại vui buồn năm cũ, người lao động cả nước hân hoàn chào đón năm mới 2024 với nhiều kỳ vọng vào những khởi sắc mới.

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Đời sống -

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu nhập.

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Đời sống -

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Đời sống -

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long An với tiền thưởng gần 5,7 tỉ đồng/người. Trong khi đó, có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết ở mức 100 nghìn đồng.

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Đời sống -

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Khoảng 1.250 công nhân Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) sẽ phải tạm ngừng việc 03 tháng kể từ ngày 25/12/2023, theo thông báo mới nhất từ phía doanh nghiệp.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê

Bản tin công ngân ngày 31/12/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi chào đón năm mới 2024; Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê; Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

Người lao động -

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

60.000 lao động thuộc 7 công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi từ việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp điện tử.

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Emagazine -

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh khiến công nhân lao động càng có nhiều nỗi niềm về Tết. Ai cũng thấp thỏm, mong ngóng về tiền lương, thưởng Tết năm nay sẽ ra sao? Việc doanh nghiệp sớm có kế hoạch lương, thưởng Tết là nguồn động lực lớn cho người lao động.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Người lao động -

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Đời sống -

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà đâu đâu cũng nói đến thưởng Tết.

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc hay khó khăn, công đoàn cơ sở vẫn nỗ lực đàm phán, thương lượng, đảm bảo giữ nguyên thưởng Tết và các phúc lợi cho người lao động.

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Đời sống -

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Chưa đánh giá được việc rút bảo hiểm xã hội một lần thế nào là hợp lý, song các chuyên gia cho rằng cần lựa chọn phương án tốt nhất cho người lao động, với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Đời sống -

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Sau hơn 2 năm thành lập, thư viện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako sở hữu gần 7.000 đầu sách. Đây là nơi nuôi dưỡng thói quen đọc sách trong công nhân lao động với nhiều hoạt động sáng tạo của Công đoàn.

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, tiền thưởng Tết và quan hệ lao động trong doanh nghiệp trước ngày 25/12.

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Đời sống -

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Lễ trao giải “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" diễn ra tối 26/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.