Tâm sự của cô giáo mầm non chuyển sang làm công nhân
Người lao động - 30/06/2020 18:45 Ngọc Anh
Công nhân tại Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội (thuộc Tổng Công ty May 10) trong giờ làm việc. |
Tìm đến Trường Mầm non May 10 vào một buổi chiều nắng gắt trong tháng 6, chúng tôi (PV) khá bất ngờ vì ngay trong Tổng Công ty May 10 lại có một ngôi trường xinh xắn và khang trang như vậy. Đây là nơi học tập và ươm mầm tri thức cho con em cán bộ, công nhân lao động của May 10 suốt hơn 60 năm qua.
Theo bà Trần Quý Dân, Chủ tịch Công đoàn của Tổng Công ty May 10, cho biết: Mặc dù dịch bệnh và phải chuyển đổi sản phẩm nhưng công nhân của May 10 đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phải nghỉ một ngày nào để chờ việc. Tuy nhiên công việc vất vả và thu nhập cũng hạn chế hơn so với thời điểm trước dịch. Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng rất nhiều tới May 10 khi khách sạn phải đóng cửa, trường mầm non phải nghỉ dạy... Phía lãnh đạo của Tổng Công ty May 10 cũng đã sắp xếp cho những lao động này công việc khác trong sản xuất và hỗ trợ việc làm. Thế nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Những lao động đang là giáo viên vào làm công nhân may thì đó cũng là khó khăn.
Từ xa đã vọng lại những bài học ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ về “chú ếch con” cùng tiếng đàn, tiếng hát..., chúng tôi bắt gặp một cô giáo có thân hình nhỏ nhắn nhưng nụ cười luôn thường trực trên môi. Đó là cô Nguyễn Thu Huyền.
Chị Nguyễn Thu Huyền, cô giáo tại Trường Mầm non May 10. |
Được biết, chị Huyền là trường hợp gặp nhiều khó khăn trong thời gian 3 tháng phải nghỉ dạy vì dịch bệnh. Chồng thất nghiệp, bản thân chị phải nghỉ dạy nên cuộc sống của 5 người trong gia đình lại càng trở nên khó khăn. Nhưng thật may cho chị Huyền khi được tạo điều kiện chuyển sang làm công nhân may khẩu trang tại Tổng Công ty để có thêm thu nhập và phần nào giúp chị và gia đình trang trải cuộc sống trong những ngày khốn khó.
Chị Huyền tâm sự: “Trò nghỉ nên tôi và các cô trong Trường Mầm non May 10 cũng phải nghỉ dạy. Rất may cho tôi là được Tổng Công ty hỗ trợ và tạo điều kiện cho làm công nhân may khẩu trang thì cũng có thu nhập, dù chỉ bằng 2/3 so với mức lương trước khi nghỉ dịch. Tuy nhiên tôi cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người, đặc biệt là các đồng nghiệp trong ngành khi có nhiều người phải ở nhà, chuyển sang bán hàng qua mạng hoặc chuyển việc, nghỉ việc mà không có thu nhập. Với tôi, việc được đi làm lúc đó đã là một điều vô cùng hạnh phúc”.
Từ giáo viên mầm non bất ngờ chuyển sang làm công nhân may cũng gặp phải không ít khó khăn. Chị Huyền chia sẻ: “Mới đầu khi bắt đầu sang xí nghiệp để may khẩu trang thì tôi vẫn còn bỡ ngỡ, chưa quen. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc mới, tôi được trải nghiệm và biết thêm một công việc mới, thấu hiểu hơn về nỗi vất vả của người công nhân, và đặc biệt là nhận thấy được tầm quan trọng khi mà mình có việc ở thời điểm mà nhiều người bị mất việc. Qua đó, trân trọng hơn những giá trị mà mình được hưởng vào lúc đó”.
Mặc dù lúc đầu tiến độ công việc của chị không thể theo kịp những người công nhân, nhưng thật may vì chị luôn có những người đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo các xí nghiệp của Tổng Công ty động viên kịp thời nên bản thân không còn có suy nghĩ chán nản hay là muốn nghỉ việc.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Mầm non May 10. |
Bà Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Mầm non May 10, chia sẻ: "Trong thời gian nghỉ dạy vì dịch Covid-19, các cô giáo của Trường Mầm non May 10 được lãnh đạo Tổng Công ty tạo điều kiện cho trải nghiệm công việc của công nhân may tại các xí nghiệp. Điều này giúp các cô được hiểu hơn công việc mà phần lớn phụ huynh của trường đang làm, biết thêm một ngành nghề nữa, đồng thời có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Nhiều cô giáo sau hơn 1 tháng làm việc tại nhà máy cũng đã làm được khẩu trang, đồng thời không thua kém những công nhân về giây, giờ".
Nếp sống thay đổi: Đáng 5 lạng thịt thì giờ còn 2 lạng
Chị Huyền rất vui khi được trở lại với ngôi trường mà chị nhiều năm gắn bó. |
Cuộc sống khó khăn trong 3 tháng qua khiến gia đình chị Huyền phải dè sẻn hơn trong chi tiêu, khéo léo từng đồng để đảm bảo cuộc sống, và đặc biệt là để nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn khi cả nhà 5 người đều phải trông chờ vào đồng lương của một công nhân “tập sự” như chị.
Điện nước cũng hạn chế bớt, sáng thì ăn cơm nguội hoặc mì tôm, còn lại bữa chính cũng cố gắng để vừa đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tiết kiệm chi tiêu, đáng 5 lạng thịt thì giờ còn 2 lạng. Đó là một ngày của gia đình chị Huyền trong suốt 3 tháng qua. May mắn là con chị không ốm và ngoan ngoãn ở nhà với bố nên chị cũng yên tâm làm việc, dù thu nhập không còn được như trước.
Đôi mắt ánh lên niềm vui khi chia sẻ về việc được quay trở lại với nghề giáo viên mầm non sau thời gian 3 tháng nghỉ dạy vì dịch Covid-19, chị Huyền bộc bạch: “Khi trở lại với trạng thái bình thường mới như hiện nay, bản thân tôi rất là vui khi được trở lại với nghề. Nhưng khi trở lại với công việc, tôi cũng tự nhủ phải nghiêm khắc với bản thân mình hơn, để đảm bảo công tác chăm sóc trẻ được tốt hơn, góp phần chung tay cùng mọi người đẩy lùi dịch bệnh. Một điều thú vị là tôi cũng áp dụng được một số kỹ năng khi làm công nhân may vào công việc giảng dạy tại trường. Đó là các thao tác nhanh khi chăm sóc, quan sát đối với trẻ khi tổ chức những giờ hoạt động cho trẻ”.
Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,4 triệu, hơn 507 ... |
Chủ động học thêm nghề mới để bảo đảm tương lai của mình trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ... |
Những siêu mẫu diện đồ nội y của Victoria Secret sải bước trên các sàn diễn hàng đầu thế giới có liên quan gì đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
- Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
- “Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
- Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
- Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
- Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện