Sữa học đường: Lời giải cho bài toán khó về thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt
Đời sống - 04/08/2019 18:27 Ngân Vĩnh
Trẻ em Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng. |
Tác hại lớn của việc thiếu các dưỡng chất nhỏ
Theo Phó giáo sư, BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, thiếu đa vi chất, khẩu phần canxi thấp. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.
Các triệu chứng do thiếu hụt vi chất có thể biểu hiện thành bệnh như thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A. Nếu thiếu hụt trong thời gian dài khiến cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ bị ảnh hưởng, đôi khi không thể hồi phục. Tiêu biểu như khi thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần (ít hơn 600mg một ngày) có thể gây ra rối loạn chuyển hóa chất khoáng tại xương, giảm trọng lượng xương, gây loãng xương, còi xương, co cứng cơ, liên quan đến tăng huyết áp, ung thư ruột, ung thư đại liệt tràng. Thiếu hụt vi chất có thể dẫn đến tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động.
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cung cấp thông tin: Theo Tạp chí Y khoa hàng đầu Lancet thì bản đồ thiếu vi chất dinh dưỡng bao phủ toàn bộ các nước đang phát triển của các châu lục (trong đó có Việt Nam), gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất và trí tuệ trẻ em. Khẩu phần ăn của người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là trẻ em đều không cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Tại Đông Nam Á, thiếu vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể xảy ra ở cả thành thị và nông thôn (số liệu giám sát dinh dưỡng ASEAN và Việt Nam). Nguyên nhân chính là do khẩu phần ăn không cung cấp đủ hầu hết các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể.
Cùng quan điểm về việc cần tăng cường cho trẻ được uống sữa bổ sung đa vi chất, PGS.BS Lê Bạch Mai bày tỏ lo ngại khi dẫn thông tin từ báo cáo của Hiệp hội Sữa Việt Nam 2018, lượng tiêu thụ sữa trung bình của người Việt chỉ đạt 27 - 28 lít sữa một người mỗi năm, còn khá khiêm tốn so với Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của người Việt hầu hết không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và chất khoáng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.
Các nhà sản xuất sữa học đường nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt. |
GS.TS Lê Danh Tuyên khuyến nghị: Người dân nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như muối tăng cường I ốt, bột mỳ tăng cường sắt kẽm hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng này, dầu ăn tăng cường vitamin A...
Nhận thức tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ em, nhất là ở lứa tuổi học đường, Chính phủ đã ban hành quyết định 1340/QĐ – TTg ngày 08/7/2016 phê duyệt Chương trình cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đến tháng 6/2019, đã có 11 tỉnh/thành trên cả nước triển khai thành công chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này. Trong đó, Thủ đô Hà Nội triển khai với quy mô rất lớn, giúp cho hàng triệu trẻ em được thụ hưởng tính nhân văn của chương trình mỗi ngày.
Chuối – thực phẩm toàn năng vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe Ăn hai quả chuối mỗi ngày không chỉ mang lại sự hài lòng về vị giác mà còn cải thiện đáng kể sức khỏe cho ... |
Thịt gà – Thực phẩm vàng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt gà có lợi cho cơ thể con người, trong đó giúp ngăn ngừa ung thư. |
6 lý do thông mình khiến bạn nên ăn lòng trắng trứng Trứng là thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, đặc biệt phần lòng trắng giàu protein, không chứa cholesterol, ít ... |
Mô hình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn đầu tiên ở huyện nghèo nhất nước Nhận thấy nhu cầu thị trường cùng với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, bà Ma Thị Huyền ở huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đã ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”