Trộm cắp nhà trọ: Người ngay và kẻ gian lẫn lộn, biết tin ai?
Đời sống - 04/10/2020 06:10 Minh Hoàng
Từ khi dịch bệnh, nạn trộm cắp nhà trọ công nhân có xu hướng gia tăng. Người ngay và kẻ gian lẫn lộn khiến người công nhân hoang mang không biết tin ai. Trong ảnh, một tên trộm phá khóa phòng trọ ăn trộm một chiếc tivi tại phòng trọ ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai được camera ghi lại. Ảnh lấy từ danviet.vn |
là chuyện nhức nhối đã lâu. Dường như khi người công nhân thất nghiệp, bị bần cùng thì chứng nạn này phát triển mạnh hơn bình thường. Đã có rất nhiều người kêu gọi cảnh giác nhưng trộm cắp như con virus biết biến hình, chúng cũng trở nên tinh vi, xảo quyệt hơn.
Một anh công nhân kể trên mạng xã hội: “Hôm qua trộm định mò vào phòng mình, may mình khóa trong và tỉnh ngủ nên thử nằm im theo dõi. Tên trộm dùng một cái móc móc đồ đạc nhưng không khều được gì. Đến lúc mình hô hoán mọi người định bắt thì các cửa đều bị nó chống bên ngoài không ai ra được”. Có bạn công nhân than: “Cảnh giác với trộm, nhưng nó dùng giấy tờ giả thuê ngay phòng bên cạnh, đến lúc lấy được lòng tin của mọi người mới ra tay thì ai biết đâu mà lần?”
5 đối tượng gây ra hơn 30 vụ trộm xe máy các khu nhà trọ công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bị sa lưới pháp luật tháng 4/2020. Ảnh thanhtra.com.vn |
Lại có bạn công nhân kể: “Thằng... khôn thiêng thì trả tiền với điện thoại cho tao. Mày không có chỗ dung thân, tao thương tình cho tá túc mà nỡ nào mày lấy hết”; bạn gái công nhân khác thì viết: “Thời buổi gì rồi mà còn lấy cắp cả quần áo. Mình đã cảnh giác không để đồ đạc đáng giá trong phòng, chỉ có ít quần áo. Thế mà cũng mất mọi người ạ”...
Tôi thấy bất bình cùng các bạn công nhân. Nạn trộm cắp không chỉ khiến cuộc sống của họ vốn đã rất khó khăn, nay lại thêm căng thẳng vì nỗi lo mất tiền nong, đồ đạc mỗi khi ra khỏi nhà, mà còn khiến mọi người nghi kị lẫn nhau. Thậm chí , đùm bọc nhau - điều vô cùng cần thiết lúc này - còn bị lợi dụng thì có nguy cơ không ai còn tin ai, không ai dám giúp ai nữa.
Một nhóm trộm cắp khu nhà trọ tại ấp 2, xã Minh Nhật, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh bị cơ quan công an bắt giữ tháng 4/2020. Ảnh hcmcpv.org.vn |
“Thủy, họa, đạo, tặc”, dịch bệnh, mất mùa... là những biến cố trong lịch sử, mỗi khi xảy ra thì trộm cắp lại nổi lên như rươi. Có phải vì dịch bệnh, thời điểm này người công nhân cũng đang phải đối mặt điều tương tự? Và “trộm cắp nổi như rươi” là ai; có phải ngoài một số “có nghề”, còn có cả người hôm qua lương thiện, hôm nay “túng quá hóa liều”?
Tôi nghĩ đây là vấn đề rất lớn. Người công nhân khó có thể làm gì khi luôn cảm thấy bất an. Sự bất an lan rộng từ thu nhập, việc làm, từ , lứa đôi, sự mất lòng tin đến nạn trộm cắp... Vấn đề là làm thế nào để hạn chế được chuyện đó?
Không ai muốn bị mất cắp, vì thế, hẳn mỗi người đều có cách bảo vệ tài sản của mình. Mạng xã hội công nhân có lúc hào hứng chia sẻ kỹ năng phòng chống trộm, nào là không nên khóa cửa ở ngoài mà phải khóa ở bên trong, có ô nhỏ thò tay vào mở khóa; nào là trước mỗi ô cửa phải khéo léo treo một chiếc chuông; có bạn cực đoan nói cần chăng dây điện...
Tổ công nhân tự quản có sự phối hợp với an ninh địa phương là giải pháp tốt đã được chứng minh nhằm bảo vệ an toàn khu nhà trọ công nhân. Trong ảnh, lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trao Quyết định thành lập một tổ công nhân tự quản. Ảnh nld.com.vn |
Tôi nghĩ ai biết người nấy thì khó lòng giải quyết được triệt để. Biện pháp chăng dây điện trần cũng hết sức nguy hiểm, trộm chưa bị giật mà chủ nhà, bạn bè có thể thiệt mạng trước. Xảy ra sự cố đó sẽ là tội hình sự... Chỉ có cách, bên cạnh việc tự mình nâng cao cảnh giác thì chính người công nhân phải dựa vào nhau.
Nhiều nơi, anh chị em công nhân được công đoàn , có phối hợp với an ninh địa phương đi tuần tra; có phương án chống trộm, được diễn tập kỹ để sẵn sàng ứng phó. Ngoài ra, khu trọ thế nào, có bảo đảm an ninh không, nhà cửa được xây dựng có chắc chắn không... cũng là những điều anh chị em công nhân phải biết trước khi đến trọ.
Tìm hiểu thông tin những người cùng khu trọ cũng không thừa, hay chỉ cho người mình biết rõ nhân thân tá túc cũng là biện pháp phòng xa hiệu quả.
Vi vu đó đây mà không sợ lây Covid-19! Trong trạng thái bình thường mới, cách thức đi du lịch của người dân thay đổi kéo theo các doanh nghiệp lữ hành cũng thay ... |
"Điều gì đang xảy ra, xem mà phát sợ" Liên tiếp các clip trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người. Có anh chị ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 2/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 2/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 34,4 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi