Trải lòng của nữ công nhân 5 năm không về quê ăn Tết
Đời sống - 01/02/2022 17:17 Ý YÊN
Chị Nguyễn Thị Thuỷ, công nhân vệ sinh môi trường đang làm việc trong ngày Tết - Ảnh: Ý Yên |
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (SN 1983), vẫn còn nhớ như in cái hôm đầu tiên bắt đầu công việc của một công nhân vệ sinh môi trường. Rác nhiều và nặng còn cơ thể mình mỏi nhừ khiến chị nhiều khi muốn bỏ việc.
“Vậy mà đã 5 năm trôi qua, bây giờ tôi cảm thấy vui với công việc này. Chỉ có điều, cứ mỗi dịp Tết đến, trong lòng lại buồn, tủi, nhớ bố mẹ, gia đình, nhớ cái nồi bánh chưng mà mấy chị em quây quần trông hết đêm…”, chị Thuỷ tâm sự.
Quê ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, từ hơn chục năm trước chị Thuỷ xuống Hà Nội bươn chải đủ nghề trước khi vào làm công nhân tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), ngày 1/1/2018.
Hai mẹ con chị Thuỷ trong căn nhà trọ ở phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Ảnh: Ý Yên |
5 năm rồi chị Thuỷ không được đoàn viên cùng gia đình mỗi dịp Tết đến. Cô con gái 8 tuổi Nguyễn Mỹ Anh cũng đã quen với việc ngày Tết chỉ có mình mẹ trong căn nhà trọ.
Cháu bảo rằng không cảm thấy buồn, ở đâu có mẹ, ở đó có Tết. Thế nhưng, trong những thời khắc thiêng liêng, quan trọng nhất của ngày Tết thì cháu lại không ở bên mẹ.
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp, Tổ công nhân vệ sinh môi trường bắt đầu “vay tua”, có nghĩa là không ai được phép nghỉ vì lượng rác thải quá lớn. Ngày cuối cùng của năm cũ, chị phải đi làm từ 9 giờ sáng và trở về nhà lúc 4 rưỡi sáng mùng 1 Tết.
Những ngày Tết, lượng rác thải nhiều khiến những công nhân vệ sinh môi trường như chị Thuỷ phải làm việc vất vả hơn - Ảnh: Ý Yên |
Nữ công nhân trong ca làm việc - Ảnh: Ý Yên |
Chị Thuỷ nhớ lại: “Lần đầu tiên ăn Tết ở Hà Nội rất nhớ nhà. Các em gọi điện chúc Tết mà tôi thì vẫn đang quét ở ngoài đường, tủi thân, khóc xong rồi thôi. Lượng rác xả ra rất lớn, mà cứ phải sạch đường thì mới được về”.
“Nhưng các sếp cũng rất quan tâm, năm nào cũng xuống chúc Tết lúc giao thừa, rồi mừng tuổi cho anh chị em”, chị chia sẻ.
“Sáng mùng 1 Tết ngủ dậy, việc đầu tiên là mừng tuổi cho con, sau đó làm mâm cơm thắp hương. Ăn xong mệt, lại ngủ tiếp. Biết con thiệt thòi nhưng chẳng thể nào khác được. Đến khoảng 5 - 6 giờ chiều lại đi…”, chị kể tiếp.
Trải lòng của nữ công nhân 5 năm không về quê ăn Tết |
Mẹ con chị Thuỷ sống trong căn nhà trọ tuềnh toàng ở phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai. Tết này, chị nhờ hàng xóm gói giúp 3 cái bánh chưng, mua thêm cân giò, 2 con gà.
“Miến, nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo thì công ty cho. Năm nay tôi còn được LĐLĐ Thành phố hỗ trợ 2 triệu và giỏ quà Tết, Công đoàn công ty hỗ trợ 300 nghìn”, chị vui vẻ nói.
Công ty thưởng một tháng lương cơ bản, được hơn 5 triệu, chị gửi xe khách về cho bố mẹ 1 triệu cùng với giỏ quà Tết. Chị bảo, mọi thứ phải tiết giảm, chẳng sắm sửa gì cho bản thân, ra giêng còn biết bao việc khác cần đến tiền…
Bố mẹ và các em thấy chị vất vả quá, khuyên chị bỏ nghề nhưng dù thế nào chị vẫn cố gắng vì con.
“Cuộc sống hai mẹ con thuê trọ, khó khăn nhưng tôi luôn tự nhủ dù khó khăn thế nào mình cũng phải cố gắng vượt qua vì con”, chị trải lòng.
Chị Thuỷ dự định sau rằm tháng Giêng sẽ đưa con về quê chơi với ông bà. Kỳ nghỉ Tết dẫu muộn nhưng với chị, còn bố, còn mẹ là mùa Xuân vẫn còn vui.
Đắk Lắk, Đắk Nông: Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho công nhân làm việc đêm giao thừa Đêm 31/1, lãnh đạo Tỉnh ủy và LĐLĐ Đắk Lắk, LĐLĐ tỉnh Đắk Nông đã đến thăm hỏi, động viên, chúc Tết công nhân lao ... |
Những gia đình công nhân đón Tết ở xóm trọ Năm nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều gia đình công nhân quyết định ở lại ăn Tết tại xóm trọ. |
Xe Công đoàn đưa công nhân về quê ăn Tết Hàng trăm gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Công đoàn Hà Nội hỗ trợ xe ô tô đưa về ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề