Thay đổi và không thay đổi
Đời sống - 15/09/2020 06:10 Minh Hoàng
Mỹ Sơn đìu hiu, người lao động có nguy cơ mất việc "Ai có việc gì làm cho mình theo với" "Thất nghiệp rồi, về với mẹ thôi" "Té ra là bọn đa cấp ạ" |
Làm công nhân vất vả, một số bạn muốn thay đổi công việc. Nhưng thay đổi thế nào phải do chính bạn lựa chọn. Trong ảnh, công nhân một doanh nghiệp may tranh thủ nghỉ ngơi. Ảnh của chotot.vn |
Một số bạn công nhân bày tỏ băn khoăn trên mạng xã hội về đời sống, nghề nghiệp, việc làm và đặt câu hỏi xin ý kiến cộng đồng mạng có nên thay đổi hay không. Ví dụ, có bạn hỏi: “Làm công nhân khổ quá, có người khuyên mình bỏ việc, mọi người thấy thế nào?”; hay: “Một tuần chỉ đi làm có hai ngày, nghĩ “ló” chán. Theo mọi người mình tiếp tục hay thôi?”; hoặc: “Quản lý khắt khe, động tí là trừ lương. Có nên chào không ạ?”...
Tôi nghĩ cuộc sống của chúng ta là một chuỗi lựa chọn mà chúng ta phải quyết định mỗi ngày. Chúng ta là gì hôm nay do các lựa chọn hôm qua. Có lựa chọn nhỏ, không ảnh hưởng mấy, như nên dậy sáu hay bảy giờ buổi sáng; mua thịt hay cá cho bữa tối nay?…; nhưng có những lựa chọn ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta rất nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời, ví như chúng ta chọn học gì hay cưới ai làm chồng/vợ...
Thay đổi công việc, môi trường làm việc để có cuộc sống tốt hơn là nhu cầu chính đáng, nhưng cần căn cứ điều kiện thực tế, không nên thay đổi kiểu "đẽo cày giữa đường". Trong ảnh, một chuyền sản xuất giày dép. Ảnh của An Hiếu (TTXVN) |
Tôi cũng nghĩ sự vận động trong cuộc sống yêu cầu sự thay đổi không ngừng. Thay đổi mình, làm mới mình để bắt kịp với nhịp sống, công nghệ, yêu cầu của thời đại. Có người nói một câu rất hay, mọi sự vận động đi lên mà mình đi chậm có nghĩa là đã tụt lại; còn mình dừng lại tức là sẽ bị tụt hậu rất xa.
Nhiều người mày mò tìm cách để thành công, nhưng có khi do may rủi; có người đang thành công vẫn thay đổi để thành công hơn nữa. Trái lại, có người thay đổi thì lụn bại, bèn thay đổi nữa mà chưa biết có thành công hay không. Lại có người có những phẩm chất, kỹ năng chỉ hợp với một lĩnh vực, một nghề. Nếu họ thay đổi ngoài phạm vi sở trường thì gần như sẽ thất bại.
Thay đổi công việc không phải ai cũng thành công. Bạn định thay đổi công việc, môi trường làm việc cần cân nhắc kỹ. Trong ảnh, công nhân một doanh nghiệp điện tử. Ảnh của m.seatimes.com.vn |
Cách đây khá lâu, tôi đi học công nhân kỹ thuật. Chúng tôi được giao làm các máy tuốt lúa đạp chân như một cách kết hợp dạy nghề và làm kinh tế của trường nghề. Nhà trường yêu cầu thay đổi kết cấu máy để tiết kiệm nguyên vật liệu. Một người đề xuất cắt ngắn quả lô máy. Tiếp theo, lại có ý kiến thay đổi các thanh gỗ dày bằng thanh gỗ mỏng hơn trên quả lô, nơi khoan cắm các thanh sắt nhỏ làm răng tuốt lúa và tấm gỗ đạp chân. Ít lâu sau, có ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng là quả lô máy ngắn, hai người tuốt lúa một lúc hơi chật; rồi các thanh sắt răng tuốt lúa hay bị xô lệch do thanh gỗ mỏng, bàn đạp thì hay bị gãy... Thế là bộ phận kỹ thuật thiết kế lại. Cuối cùng, cỗ máy “hoàn hảo” được thị trường đánh giá tốt là loại máy lúc đầu, khi chưa thay đổi gì...
Trong sản xuất sẽ có những thời điểm khủng hoảng, khó khăn; nếu mỗi lần khó khăn bạn công nhân lại thay đổi công việc thì chưa chắc lâu dài đã tốt. Trong ảnh, một công nhân yêu nghề đang đặt hết sự chú ý vào công việc. Ảnh của chuphinhsanpham.vn |
Cách đây mấy hôm, tôi xem một clip trên mạng xã hội tâm sự của một nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ. Chị kể rằng, cô con gái sáu tuổi của chị một lần đột nhiên nói: “Mẹ ơi, con là người xấu nhất thế giới”. Cô bé kể, bạn bè nói cô mập ú, trông như một cậu con trai.
Nghĩ điều này có hại cho con, nữ ca sĩ đã dày công làm một bản thuyết trình có đầy đủ ảnh, video minh họa. Trong đó có chuyện có kiệt tác văn chương trước khi ra đời đã bị yêu cầu thay đổi, tác giả không đồng ý thì tác phẩm bị vứt lăn lóc ở nhiều nhà xuất bản. Có những phát minh mang lại nhưng lúc đầu ý tưởng không được hoan nghênh, bị yêu cầu sửa đổi nếu không sẽ không được đầu tư. Rồi một số nghệ sỹ đương thời, trước khi được công chúng chấp nhận cũng bị chê tả tơi...
“Con thấy mẹ có đẹp không?” - chị hỏi con.
“Có” - cô bé đáp.
“Vậy đấy” - chị nói - “Nhưng nhiều người cũng chê mẹ xấu, để tóc ngắn, vạm vỡ và hay bàn chuyện như đàn ông. Mẹ quyết định mẹ sẽ là mình, không thay đổi vì ai cả. Kết quả, mẹ vẫn là một ca sĩ được yêu mến. Vé các chương trình của mẹ trên thế giới đều bán hết trước khi biểu diễn nhiều tuần. Nên con cứ là con. Với mẹ, con là cô bé xinh nhất thế giới”.
Cô bé nghe chị nói, mắt sáng lên. Chị khuyên thêm: “Con hãy là chính con. Nếu con là một con trai, người ta ném con bằng một hòn sỏi thì hãy biến nó thành một viên ngọc”.
Thời điểm này có việc, còn việc đã là một may mắn. Tính chuyện thay đổi công việc, bỏ việc có thực sự hợp lý không? Trong ảnh, các bạn nữ công nhân một doanh nghiệp may đang miệt mài làm việc. Ảnh tuyencongnhan.vn |
Hai mẩu chuyện tôi kể ở đây có vẻ hơi “bảo thủ”, không mấy sát với điều một số bạn hỏi ở đầu bài viết này. Ý của tôi là, cuộc sống vận động, đổi thay không ngừng, nếu bạn muốn thay đổi thì sự thay đổi ấy phải do chính bạn xác quyết, căn cứ thực tế, năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh của mình. Nếu không, mỗi chúng ta sẽ thay đổi kiểu “đẽo cày giữa đường” vì góc nhìn, quan điểm của người khác.
Tất nhiên, bạn nên lắng nghe tư vấn, lời khuyên, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về bạn.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 14/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 29,1 triệu, gần 928 nghìn người ... |
Trong tối nay doanh nghiệp sẽ tiếp tục có văn bản trả lời kiến nghị của công nhân Tối nay, lãnh đạo Công ty TNHH Luxshare - ICT (Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) sẽ có thông báo ... |
Công nhân và “gánh nặng” tiền học mỗi mùa con tựu trường Năm học mới bắt đầu, niềm vui con được đến lớp, đến trường vừa lóe lên thì nỗi lo về tiền học lại đè nặng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi