"Thất nghiệp rồi, về với mẹ thôi"
Đời sống - 07/09/2020 07:10 Minh Hoàng
"Thất nghiệp hoài mới thấy quý công việc" "Đêm nào cũng không ngủ được" "Thất nghiệp bền vững, sống sao đây?" |
Thanh niên, trong đó có cả thanh niên công nhân hiện chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số người thất nghiệp. Trong ảnh, bạn trẻ đang tìm hiểu thông tin tuyển dụng. Ảnh nhandan.com.vn |
Nhan đề bài viết này tôi mượn từ tút của một bạn nam có tấm ảnh đại diện còn rất trẻ trên mạng xã hội công nhân. Ban đầu tôi ngỡ bạn chép lời một bài hát khá quen. Nó có chất nhạc và thơ. Thật không phải khi tôi cảm thấy như vậy. Bạn về quê còn thi vị nỗi gì?
Nhưng, hàng triệu công nhân mất việc, thất nghiệp do dịch bệnh là hàng triệu hoàn cảnh khác nhau, có lẽ thái độ, cảm nhận về thất nghiệp cũng khác nhau. Một người đã làm việc nhiều năm, lương của anh là nguồn sống của cả gia đình, nay mất việc, tiền nhà, tiền ăn không biết trông vào đâu; khoản mua sách hơn tám trăm nghìn đồng cho con mà nhiều anh chị công nhân rên lên mấy hôm nay lấy đâu ra để đóng - với một chàng trai, nói ví dụ, vừa thi trượt đại học, anh tạm xin đi làm công nhân để trải nghiệm đời sống thợ thuyền, đồng thời kiếm chút tiền năm sau thi tiếp - thì khi mất việc hẳn cảm giác sẽ rất khác nhau.
Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh khiến không ít công nhân thất nghiệp. Ảnh minh họa của laodongthudo.vn |
Là tôi ví dụ vậy thôi… Thất nghiệp vẫn là thất nghiệp. Có điều, người trẻ chưa vướng bận gia đình sẽ nhẹ nhàng hơn. Tôi không có ý suy diễn, nhưng cảm thấy phần nào sự thoải mái của chàng công nhân trẻ trong dòng tút ngắn ấy. Thậm chí còn có chút nũng nịu (với bạn bè, với người yêu, với mẹ, với đời chăng?); cả một chút thở phào như vừa buông bỏ một cái gì (giờ giấc ca kíp, bữa cơm ca không ngon bằng của mẹ, căn phòng trọ chật chội, nóng bức chăng?)…
Tôi phát ghen với anh. Công việc với tôi và phần đông công nhân gần như là tất cả. Tôi không hình dung mình mất việc cuộc sống sẽ ra sao, phải làm gì, làm như thế nào để sống. Công việc không phải là thứ tiêu khiển để tôi giết thời gian, đó là ý nghĩa cuộc sống của tôi, là chiếc mỏ neo tôi neo vào xã hội. Nó cũng định vị vị trí của tôi với gia đình.
Trong số hàng triệu công nhân thất nghiệp vì dịch bệnh, nhiều người chọn phương án về quê. Tuy nhiên, với người công nhân đã có gia đình riêng thì việc về quê không dễ dàng. Ảnh minh họa của baoquangninh.com.vn |
Còn anh, chẳng sao cả. Hôm nay mất việc, ngày mai anh nhảy chân sáo về quê. Từ đầu ngõ đã vui vẻ lên tiếng thật to gọi mẹ. Bỗng nhiên tôi thấy bùi ngùi. Đó là sự khác biệt của tôi và những người như tôi với anh. Tôi già rồi, còn anh thì rất trẻ. Anh , nghỉ ngơi một thời gian, đi học tiếp rồi lại đi làm. Giống như khoảng nghỉ khi chia tay một mối tình để chuẩn bị bắt đầu một mối tình mới.
Anh cũng không chịu sức ép như nhiều hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm lấy tiền nuôi cha già, mẹ héo. Tôi không đoán mà tin như vậy. Phải có một hậu phương vững chãi anh mới reo lên khi mất việc và chạy ù về. Vì thế tôi đắn đo không biết nói thế nào cho phải với hoàn cảnh của anh. Nền sản xuất trục trặc, đình đốn thì đáng buồn; người công nhân nói chung mất việc quá đáng buồn; nhưng với anh, có thể - và chắc chắn - điều này lại mở ra cho anh những chân trời khác.
Bạn công nhân trẻ bị thất nghiệp có thể lựa chọn đi học nghề, bổ túc thêm tay nghề. Trong ảnh, học viên một lớp học nghề của Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Ảnh sv.ctvc.edu.vn |
Trải nghiệm chưa nhiều của cuộc sống công nhân đã cho anh kinh nghiệm quý báu. Anh càng biết mình nên và phải làm gì, trong đó sự học là lựa chọn tối ưu. Anh không phải băn khoăn, dằn vặt điều gì. Nếu anh muốn học đại học, lại dùi mài kinh sử. Nếu anh muốn học một nghề mình thích, tìm hiểu thông tin rồi làm hồ sơ… Tuổi trẻ của anh, năng lượng sống của anh, nếu anh không lãng phí nó thì các cơ hội sẽ đến không chỉ một lần và cho anh lựa chọn.
Một lúc nào đó có lẽ anh sẽ viết dòng tút khác, nó có thể như thế này chăng: “Học xong, có giấy gọi rồi, mai chào mẹ đi làm thôi”?...
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27 triệu, hơn 882 ... |
Niềm vui nhỏ của công nhân trong giờ nghỉ giải lao Sau những giờ làm việc căng thẳng với máy móc, dây chuyền, công nhân được nghỉ ngơi 10 phút. Đối với nhiều người 10 phút ... |
"Có ai yêu cô công nhân nghèo như em không?" Một số bạn gái tự ti khi lựa chọn bạn đời vì làm cô công nhân nghèo. Nhưng bạn không biết mình rất giàu vì ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi