Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá
Đời sống - 27/04/2022 16:10 THANH THẢO
Công nhân Công ty TNHH LEOCH BATTERY (Chơn Thành, Bình Phước) sản xuất linh kiện để làm bình ắc-quy. Ảnh: Xuân Túc. |
Người lao động có “đắt hàng”?
Sau khi “phủ sóng” tiêm vắc xin khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ đã cho thấy sự “hạ nhiệt” thấy rõ của Covid-19, kể cả khi biến thể Omicron khiến nhiều người lo ngại đang có nguy cơ lan tràn. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng phục hồi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất để bắt đầu làm ăn khấm khá.
Bấy giờ, người ta lại nghĩ tới lực lượng lao động. Đó là công nhân, chủ yếu là công nhân đã từng làm việc trong các doanh nghiệp lớn, trong những nhà máy lớn, những công ty lớn. Khi độ lớn càng… to thì sự xoay trở sau dịch bệnh càng có phần chậm, đó là điều đương nhiên.
Những công nhân đã phải hồi hương về quê trong thời đỉnh cao của dịch bệnh, nay họ quay lại thành phố, vì ở quê cũng không biết làm gì để sống. Nhưng quay lại nhà máy hay công ty cũ để làm việc, dù những nơi này “hân hoan chào đón họ”, thì rất nhiều công nhân lại phải suy nghĩ.
Chính những khi công nhân khốn khổ nhất trong đỉnh dịch, nhà máy hay công ty chẳng giúp gì cho họ thoát thời điểm khốn cùng, thì liệu nơi đó có chỗ cho mình gắn bó lâu dài không? Câu trả lời, công nhân tự tìm cho mình. Họ chọn lựa những nhà máy hay công ty khác.
Bây giờ đang là thời điểm người lao động “đắt hàng”, dù thời gian cho sự đắt hàng này kéo dài bao lâu thì không ai biết. Có thể bây giờ lương sẽ tăng, nhưng với mức tăng ấy trong thời xăng dầu tăng, dịch vụ tăng, chuyện học hành của con cái cũng tốn kém hơn, thì mức lương tăng ấy trừ phụ chi tăng, sẽ quay về đúng mức thu nhập cũ. Nghĩa là công nhân vẫn thu nhập không đủ sống.
Vòng luẩn quẩn phổ biến
Một vị nữ tiến sĩ là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, dựa vào phương pháp tính "Lương đủ sống Anker", đã nói về chuyện công nhân phải tăng ca:
"Tăng ca để nâng thu nhập nhưng lại phải mất tiền gửi con, sức khỏe suy giảm. Về lâu dài lại tốn chi phí cho y tế". Nữ tiến sĩ nói và cho rằng đây là vòng luẩn quẩn mà hầu như công nhân nào cũng mắc phải.
Với mức lương hiện tại, công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới đủ sống. Ảnh: N. Liên. |
Do hợp đồng với đối tác qui định chặt chẽ thời gian giao hàng, nên nhà máy phải tăng ca thường xuyên. Công nhân tăng ca sẽ tăng thêm thu nhập, nhưng bù lại, cái họ mất lớn nhất chính là sức khỏe của bản thân mình. Sức khỏe giảm, sinh bệnh tật, không còn đủ sức lao động, tương lai những công nhân ấy sẽ thế nào?
Có một thực tế là, rất nhiều cặp vợ chồng công nhân không dám có đứa con thứ hai, dù TP. Hồ Chí Minh kêu gọi, thậm chí “treo thưởng 10 triệu đồng” cho cặp vợ chồng nào sinh con thứ hai, nhưng gần như không có ai hưởng ứng. Đơn giản, vì sinh con thứ hai thì làm sao nuôi? Sinh một con, nuôi đã quá vất vả rồi.
Như thế, chỉ tính đơn giản thì làm tăng ca có tăng thêm thu nhập, nhưng bù qua trừ lại, thu nhập ấy không giúp công nhân có được một số tiền tích lũy, dù ít ỏi. Chưa kể, làm tăng ca, sức khỏe giảm sút sẽ sinh nhiều bệnh tật, lúc ấy, tiền đâu chữa bệnh?
Vòng luẩn quẩn của người công nhân họ đều biết nhưng không thoát nổi. Cái vòng ấy nếu không được gỡ bởi doanh nghiệp, bởi Nhà nước, chỉ cần có một tai ương cộng đồng như dịch bệnh Covid-19 nữa xảy ra, thì biết làm sao?
Chúng ta đều biết, tiền dành dụm của mỗi gia đình cho một “quỹ dự phòng” là vô cùng cần thiết, để khi ốm đau, tai nạn hay bất cứ việc gì phải bắt buộc cần đến tiền. Cái “quỹ dự phòng” ấy ở mỗi gia đình công nhân hiện nay gần như không có. Đó là điều đáng lo ngại nhất.
"Bão giá" ập xuống đầu công nhân
Bắt đầu từ giá xăng dầu tăng, do xung đột Nga - Ukraina, "bão giá" ập xuống đầu công nhân quá nhanh, nhiều người không lường kịp.
Người ta thường nói, một cánh bướm đập nhẹ ở Nam Mỹ cũng có thể khiến Đông Nam Á chịu một cơn bão, huống chi đây là xung đột vũ trang, chết chóc, sụp đổ, cấm vận... nó lập tức đưa cả thế giới vào khó khăn kinh tế khủng khiếp trên tất cả các mặt. Công nhân không chỉ chịu giá xăng tăng, mà còn chịu cơn "bão giá" kéo theo từ hiệu ứng giá xăng, không cách gì tránh được. Lương hay thu nhập do tăng ca trở nên quá nhỏ bé trước "cơn bão giá" đồng loạt này. Không chỉ TP. Hồ Chí Minh phải chịu "cơn bão" này, mà cả nước cùng phải chịu.
Khi người công nhân cùng gia đình họ phải ở trọ để đi làm trong khu công nghiệp, trong nhà máy, thì câu chuyện phải hứng "bão giá" là không sao tránh khỏi. Hồi trước "bão giá", dù không thể tích lũy được tiền dự phòng, nhưng có thể tháng nào cũng đắp đổi qua ngày không phải vay mượn, thì nay đã khác hẳn.
Một khi "bão giá" không phải khởi phát từ Việt Nam, thì thật không biết kêu ai. Vì chẳng ai giải quyết cho chuyện này cả. Đời người công nhân đã phải trải qua những khó khăn kiểu này hay kiểu khác quá nhiều, nhưng với "bão giá" lần này, chắc phải chờ xung đột ngừng lại, chuyện hoạt động kinh tế toàn cầu trở lại gần với mức bình thường, thì may ra, chuyện "bão giá" ở Việt Nam mới bớt căng thẳng.
Thu nhập thấp trong khi các chi phí sinh hoạt đều tăng sẽ gây áp lực lớn đến đời sống người lao động, đặc biệt là công nhân. Trong ảnh: Công nhân thuê trọ trong Khu công nghiệp Nam Thăng Long (TP. Hà Nội). Ảnh: M. Hoàng. |
“Dịch Covid giá”
Nói "bão giá", không chỉ riêng công nhân phải chịu, mà doanh nghiệp cũng phải è cổ gánh, nhưng dù sao, thân phận người công nhân cũng bé nhỏ hơn rất nhiều, và "bão giá" dù ào ạt hay len lỏi, vẫn khiến người công nhân... tức thở.
Đây là câu chuyện giữa công nhân và doanh nghiệp. Cần có sự chia sẻ, nâng đỡ nhau cùng vượt qua ách nạn này, chứ không thể phần doanh nghiệp tự lo, phần công nhân tự chịu. Chia sẻ lợi nhuận trong hoàn cảnh quá khó khăn này thật không dễ, nhưng muốn doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, thì không thể thiếu chia sẻ. Bởi, đây cũng có thể là một “dịch Covid mới, Covid-giá” mà mức độ tác hại đến đồng lương ít ỏi của người công nhân là tính hết sức dễ. Tính được nhưng không khắc phục được, đó mới là vấn đề.
Với "bão giá" lần này, không chỉ Việt Nam phải chịu, mà toàn thế giới đều phải chịu, dù mức độ có khác nhau. Với Việt Nam, mức độ không hề nhẹ. Khi doanh nghiệp và người công nhân thấy cùng chung lợi ích, nếu doanh nghiệp không tìm cách “bù lương” cho công nhân, thì lợi ích chung kia sẽ tụt xuống mức báo động. Và thiệt hại thì cả chủ và người lao động cùng phải chịu, một thiệt hại mà ngay bây giờ chưa tính hết được.
Phải thực sự đoàn kết mới chống lại "bão giá" có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp chỉ lo phần mình, thì khi "bão giá" gây thua lỗ, công nhân lại không thể trụ bám nơi làm việc mà phải bỏ về quê lần nữa, câu chuyện sẽ dẫn tới đâu thì ai cũng biết.
Với người nông dân, tuy chịu khổ vì "bão giá", nhưng họ còn mảnh vườn, thửa ruộng để có thể rau cháo qua ngày, còn công nhân thì đúng là vô phương.
(Còn tiếp)
Tại sao lương công nhân không đủ sống? Lương là vấn đề thiết thân đối với mọi người lao động (NLĐ). Lương thấp cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc đình công, ngừng ... |
Lương công nhân thấp nên tiết kiệm thế nào? Hiện nay, phần lớn công nhân có mức lương và tổng thu nhập còn thấp. Đặc biệt, rất đông công nhân làm việc tại khu ... |
Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”