Tại sao lương công nhân không đủ sống?
Đời sống - 03/04/2022 17:44 THANH THẢO
Kỳ 1: Công nhân đi làm không chỉ tự nuôi mình
Lương thấp cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể thời gian qua. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Simone Tiền Giang ngừng việc tập thể, đình công, đòi tăng lương và các chế độ lao động, tháng 2/2021. Ảnh: thtg.vn |
Vấn đề nóng trong cả nước
Lương công nhân là vấn đề nóng trong cả nước chứ không riêng một địa phương nào. Những đợt bùng phát của dịch Covid-19 trong năm 2021, bắc cầu sang năm 2022 đã khiến hàng triệu công nhân lao đao. “Cuộc hồi hương vĩ đại” từ tháng 10 năm 2021, khi công nhân và người lao động tự do không thể trụ lại ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp ở Nam Bộ đã nói lên quá rõ một điều: Công nhân ăn ở rất cực khổ, lương không đủ sống, lại gặp dịch bệnh, nhà máy phải đóng cửa hay hoạt động chỉ còn vài mươi phần trăm công suất; nhà máy và doanh nghiệp không hỗ trợ để giữ chân công nhân, tới mức họ không thể sống nổi chờ qua đỉnh dịch. Vậy là những cuộc hồi hương đau xót bắt đầu, những chiếc xe máy chở nặng cả gia đình hồi hương đã gây ra một làn sóng xót thương và tình nguyện ủng hộ chưa từng có của đồng bào nhiều tỉnh thành dọc quốc lộ 1. Tình nghĩa đồng bào là hết sức cảm động, nhưng để xảy tới tình trạng hồi hương bất đắc dĩ như thế, có nên chăng?
Sau Tết, rất nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp ở Nam Bộ bắt đầu tìm kiếm công nhân, thậm chí “chiêu dụ” công nhân về làm việc cho mình với những mức lương ưu đãi hơn trước, nhưng tình trạng thiếu lao động, nhất là những lao động đã có kỹ năng, có tay nghề, có thâm niên là điều không dễ gì giải quyết trong thời gian cả nước đang mở cửa trở lại với chủ trương “sống chung cùng Covid”. Sẽ có những công nhân từ các tỉnh phía Bắc, thậm chí từ các tỉnh miền núi phía Bắc quay trở lại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp Nam Bộ. Nhưng không thể, không phải là tất cả. Vì họ cũng đã biết, hồi tháng 2/2022, hàng ngàn công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở Nghệ An đã đồng loạt ngừng làm việc nhiều ngày, yêu cầu tăng lương, bổ sung phụ cấp, giải quyết nhiều kiến nghị liên quan.
Công nhân đồng loạt ngừng làm việc khiến hoạt động của Công ty Viet Glory bị đình trệ hoàn toàn.
Lương không đủ sống, cộng với “bão giá”, công nhân lao động rơi vào vòng luẩn quẩn tăng ca, kiếm thêm thu nhập nhưng làm kiệt sức vẫn không có tích lũy… Ảnh: Hà Chiến. |
Phải sống được mới làm việc được
Tình trạng ngừng việc tập thể như vậy đã diễn ra không ít ở một số tỉnh phía Bắc miền Trung, nơi đã từng có rất nhiều công nhân và gia đình cực chẳng đã phải “hồi hương” vì không còn cách gì bám trụ để sống chờ đại dịch qua đỉnh cao ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ năm 2021.
Bây giờ, nói lương công nhân không đủ sống là nói thật, không một chút cường điệu. Vì cuộc sống không chỉ ngày ăn hai bữa cơm đạm bạc, buổi sáng chỉ một bát mỳ tôm mà sống còn gắn liền với chỗ ở. Tiền nhà trọ hằng tháng đã khiến nhiều gia đình công nhân phải vất vả, thêm tiền nước, tiền điện và nhiều đóng góp khác để nuôi con, để cho con đi học trở lại, hay còn phải học online.
Công đoàn ở một số doanh nghiệp, xí nghiệp chưa khẳng định được vai trò càng khiến công nhân không biết trình bày những khó khăn thiếu thốn của mình với cấp trung gian nào, mong tiếng nói thiết tha của họ đến với chủ lao động như thế nào.
Ngay trước đại dịch, đời sống công nhân đã rất khó khăn rồi. Đại dịch chỉ làm “lộ sáng” những khó khăn nhiều khi vô phương giải quyết của công nhân. Ngay tại một địa phương là Quảng Ngãi, đang quá trình công nghiệp hóa, thì mức lương công nhân ở nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty vẫn rất thấp. Tôi có người cháu, vợ mất việc làm trong đại dịch, phải nuôi hai con nhỏ mà chỉ có một lao động chính là người chồng. Lương cơ bản của chồng là 4,2 triệu đồng/ tháng. Tết Nhâm Dần cũng chỉ được “thưởng” 3 triệu đồng, không hề có tháng lương thứ 13. Làm việc nặng nhọc mà mức lương “nhẹ” như vậy, lại phải nuôi vợ và hai con, cùng cha mẹ già, thì làm sao cho đủ. Nói “lương công nhân không đủ sống” là phải nghĩ đến cả gia đình họ. Chẳng ai đi làm chỉ để tự nuôi mỗi bản thân mình, trong điều kiện nước ta hiện nay.
Làm thế nào để công nhân và gia đình họ có mức lương sống được? Phải sống được thì mới làm việc được.
(Còn tiếp)
Đồng ý với nâng mức lương cơ bản lên 230.000 đồng/tháng, công nhân trở lại làm việc Ngày 31/3, khoảng 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã ngừng việc tập thể, đề nghị ... |
Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần Công nhân làm việc cho Dự án nhà ở Cao Ngạn (TP Thái Nguyên) bị nợ lương cho biết, áp lực trang trải cuộc sống ... |
Công đoàn vào cuộc, Công ty Triumph tăng 4% lương cho công nhân Sau 5 ngày ngừng việc tập thể đòi quyền lợi, chiều 25/3, hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Triumph International Việt Nam (sau đây ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
- Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
- Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ