"Nghèo quá không ngủ được"
Đời sống - 15/08/2020 07:00 Minh Hoàng
Dây chuyền lắp ráp ô tô của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Chỉ có đi vào công nghệ hiện đại mới có thể thoát nghèo. Ảnh TTXVN |
Giữa “cơn bão” cảm xúc được chia sẻ trên mạng xã hội công nhân chuyện giám đốc một công ty hất đổ bàn ăn vào giờ ăn trưa vì công nhân đi ăn sớm hai phút, tôi bắt gặp cái tút ngắn của một bạn trên mạng xã hội công nhân có thể khiến người đọc giật mình: “Nghèo quá không ngủ được”.
Có thể nhiều người không ngủ được vì câu chuyện ứng xử của vị giám đốc công ty kia. Với người Việt, văn hóa Việt, “cơm đến miệng” còn bị hất đi là hành vi không chấp nhận được, nó tương đương với sự sỉ nhục, xúc phạm lớn. Một người quản lý hàng nghìn lao động mà lại quá coi thường người lao động. Họ không phải những cỗ máy vô cảm mà là những con người có nhân phẩm và lương tri. Đành rằng công nhân cũng đã sai. Vấn đề không phải sớm hay muộn một hai phút, mà là kỷ luật lao động; mặt khác, hai phút với một người là ít, nhưng với hàng nghìn người thì lại quá nhiều. Nhưng sao không có cách ứng xử khác?
Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra vụ giám đốc hất đổ bàn ăn làm "dậy sóng" mạng công nhân hôm qua. Ảnh travelmag.vn |
Rất nhiều bình luận phẫn nộ, đến mức cực đoan trên mạng xã hội, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến thỏa đáng, có lý, có tình. Hành vi của vị giám đốc kia, cách ứng xử của ông ta, rồi ông ta sẽ tự vấn, đã và đang bị lên án. Tôi không bàn về ông ta mà muốn bàn với các bạn về chúng ta.
Chúng ta chưa thuần thục tác phong công nghiệp, chúng ta còn phải chấn chỉnh nhiều về lề lối làm việc, chúng ta phải học hỏi nhiều hơn; trước hết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả hơn, nhờ đó chúng ta có thu nhập cao hơn. Và bằng cách ấy, chúng ta dần thoát nghèo, giành lấy sự tôn trọng xứng đáng của những người quản lý.
Tôi đã xem một số chương trình khảo sát xã hội ở nước ngoài, trong đó có việc giả ăn xin. Khi người vào vai kẻ ăn xin ăn mặc rách rưới, nhếch nhác, phong thái lờ đờ, luộm thuộm; anh ta rất khó khăn mới nhận được trợ giúp của cộng đồng. Nếu có, nó chỉ đánh động lòng thương hại, nhận được sự bố thí không hơn không kém bằng những đồng bạc lẻ. Trái lại, người vào vai ăn xin ăn mặc tươm tất, tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc, rất nhiều người đã cho tiền anh ta. Cách cho cũng đầy trang trọng; thậm chí có người cho cả một mớ tiền. Một ví dụ khác, chúng ta sẵn sàng ngã giá từng đồng mỗi mớ rau, quả cà của người lao động nghèo nhưng lại sẵn sàng không nhận lại hàng chục nghìn đồng nếu đi ăn tại các nhà hàng sang trọng. Tóm lại, dường như có một thứ “văn hóa” rộng rãi với người giàu nhưng lại ki bo với người nghèo. Phải chăng sự giàu nghèo phản ánh giá trị chúng ta?
Rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, học tập, trang bị kỹ năng nghề nghiệp tốt là con đường giúp người lao động thoát nghèo. Trong ảnh, sinh viên ngành Điện - Điện tử Trường Cao đẳng Viễn Đông trong một giờ thực hành. Ảnh viendong.edu.vn |
Nghèo không phải một tội nhưng chấp nhận nghèo lại là một lỗi. Có một cái tút rất hay, giống như một châm ngôn được nhiều bạn công nhân chia sẻ: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, đó không phải lỗi của tôi. Nhưng tôi mãi nghèo, đó không phải là lỗi của cha mẹ”. Muốn thoát nghèo, chúng ta phải làm công nghiệp, có trình độ, kỹ năng. Muốn làm công nghiệp, chúng ta còn phải có kỷ luật công nghiệp. Luôn tận tâm, tự giác với công việc, với thời gian chính xác đến từng giây.
Làm được như thế, chúng ta sẽ thoát nghèo. Làm được như thế, không ai dám đạp đổ bàn ăn của chúng ta.
Và chúng ta có thể ngủ ngon.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/8 |
"Làm lụng, tăng ca vất vả mà mãi vẫn chỉ đủ sống" |
Trải lòng của công nhân may Sun Kyoung Việt Nam khi bị Giám đốc hất đổ bàn ăn |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động