Ngày mùng một Tết phải kiêng kỵ điều gì?
Đời sống - 12/02/2021 09:50 Minh Hoàng
Mùng Sáu Tết - vào mùa lễ hội Cành lộc đền chùa đầu xuân Xuất hành đầu năm và ngày con nước Phong tục Tết cổ truyền: Chọn hoa đào, hoa mai đẹp ngày Tết |
Không quét nhà, đổ rác ngày mùng một Tết là một trong số những kiêng kỵ phổ biến nhất của người Việt khắp các vùng miền. Ảnh minh họa của baomoi.com |
Những điều phản ánh đời sống tâm linh của con người. Ông cha ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Riêng ngày mùng một Tết, ngày đầu tiên của năm mới có tới hàng chục điều kiêng kỵ, tùy phong tục, tập quán mỗi vùng miền, dân tộc. Dưới đây là một số kiêng kỵ phổ biến nhất.
1. Kiêng quét nhà, hót rác
Nhiều nơi ở nước ta, ngày Tết các gia đình kiêng quét rác. Tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký".
Đó là câu chuyện về người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên rất giàu.
Một hôm, nhân ngày mùng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh sa sút.
Dân gian quan niệm Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất Thần Tài ẩn trong đó đổ đi.
Lửa là đỏ, tượng trưng cho may mắn. Đi xin lửa ngày mùng một Tết là sự kiêng kỵ trong văn hóa người Việt. Ảnh minh họa. |
2. Kiêng cho lửa
Ngày mùng một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ và may mắn. Dân gian quan niệm cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì cả năm đó gia đình sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
3. Người có tang không nên xông nhà
Xuất phát từ phong tục xông nhà, , người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang càng không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
Kiêng kỵ không làm vỡ bát đĩa, đồ đạc ngày mùng một Tết, bởi cùng với đó sẽ có nhiều điều không may mắn đến với gia chủ. Ảnh minh họa. |
4. Kiêng làm vỡ bát, đĩa
Ông bà ta quan niệm chuyện làm đổ vỡ vật dụng ngày mùng một Tết tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
5. Kiêng vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân, người ta mở cửa để đón lộc vào nhà. Nếu cho vay mượn hoặc trả nợ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.
Thực tế, việc vay và ngày đầu năm luôn là chuyện tế nhị, ít người đặt ra trong ngày đầu năm mới để tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.
6. Không mặc quần áo màu đen - trắng
Với người Việt Nam, màu đen, trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết, nhất là mùng một mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
Ở nhiều nơi, người dân kiêng không ăn tôm ngày mùng một Tết, bởi "sẽ đi giật lùi" như tôm. Ảnh minh họa của yeutre.vn |
7. Kiêng ăn món xui
Ngày mùng một đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
8. Kiêng nói những điều xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, không nên nói những từ xui xẻo như "chết", “hỏng” hay "toi rồi"... Ngày đầu năm chỉ nên nói chuyện bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ; những câu chuyện mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
9. Không ăn cháo vào sáng ngày mùng một Tết
Theo quan niệm truyền thống của văn hóa lúa nước, trong bối cảnh đói kém triền miên, chỉ những người nghèo khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy, các gia đình luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và cơm canh đầy đủ để dùng trong ngày mùng một đầu năm.
10. Kiêng kỵ mai táng
Nếu chẳng may gia đình có tang đúng vào ngày mùng một, theo phong tục truyền thống, việc tang phải tạm gác lại, không mai táng ngày này. Bởi ngày đầu năm có ý nghĩa rất thiêng liêng. Mai táng mùng một Tết gia chủ sẽ gặp đen đủi cả năm.
11. Kiêng mở tủ tiêu tiền
Dân ta quan niệm hành động mở tủ tiêu tiền ngày mùng một được xem là mở tủ lấy tài sản đưa tài lộc ra khỏi nhà. Không chỉ tủ để tiền mà cả tủ quần áo và các loại tủ khác cũng không nên được mở vào mùng một Tết vì điều này sẽ làm thất thoát tiền tài, vận may cả năm.
Giặt quần áo ngày mùng một Tết cũng là một trong những điều kiêng kỵ khá phổ biến của người Việt. Ảnh minh họa. |
12. Kiêng to tiếng, cãi vã
Việc to tiếng cãi vã vào ngày đầu năm mới sẽ làm cho gia đình cả năm lục đục, không vui vẻ. Bởi thế, ngày mùng một cũng như suốt những ngày Tết, mọi người đều cố gắng giữ hoà khí, vui vẻ và bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để tránh bất hoà.
13. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Ngồi hoặc đứng trước cửa nhà ngày mùng một Tết cũng là một trong những điều kiêng kỵ. Đây là một hành động thể hiện sự kém duyên và sẽ cản trở tài lộc, vượng khí ngày Tết vào nhà.
14. Kiêng dùng dao kéo quá nhiều
Những ngày Tết, nhất là mùng một, dân ta chủ động hạn chế sử dụng dao kéo, vì quan niệm đây là những vật sắc nhọn mang tính sát thương cao. Bà con cho rằng dùng dao kéo nhiều trong ngày Tết là cắt đứt tiền tài, tuổi thọ cũng như may mắn của mình.
Ngoài những điều kiêng kỵ phổ biến trên đây, mỗi vùng miền, dân tộc, gia tộc lại có những kiêng kỵ riêng. Tìm hiểu, tránh những điều kiêng kỵ khi đi thăm, chúc Tết mỗi vùng miền, gia đình vì thế là việc rất cẩn trọng, không thể tùy tiện.
Ấm áp “Chuyến xe nghĩa tình” của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Tối 29 Tết, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã tổ chức Chương trình "Chuyến xe nghĩa tình" đưa đón ... |
Trân trọng cảm ơn tinh thần vun đắp và trách nhiệm vì cộng đồng của CNLĐ Đó là lời khen ngợi và cảm ơn của đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ... |
Năm 2021: Tuổi Sửu cần làm gì để tránh được họa bất ngờ? Trong năm 2021, tuổi Sửu đón nhận nhiều thách thức và trở ngại. Công việc tất bật và cho dù làm gì đi nữa thì ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”