Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động

Đời sống - ThS. NGUYỄN THANH TÙNG - Viện Công nhân và Công đoàn, THS. Nguyễn Thị Kim Chung - Trường Đại học Công đoàn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động. Tuy nhiên, còn đó nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng, đặc biệt sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19.

Lương thấp gây ra nhiều hệ lụy

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tiền lương của NLĐ không ngừng được cải thiện, nâng cao qua các năm nhưng sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19, mặt trái của vấn đề tiền lương hiện nay đã được bộc lộ, tiền lương thấp gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống của người lao động (NLĐ). Kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tháng 3 - 4/2022 đã làm rõ vấn đề này.

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động

Hội thảo khoa học Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh do Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức, tháng 4/2022. Ảnh: T. TÙNG.

Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương thấp nhất NLĐ nhận đã cao hơn mức lương tối thiểu hiện hành, cụ thể tiền lương cơ bản hằng tháng của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 5.792.000 đồng, trừ phụ cấp 5% nguy hiểm và 7% đào tạo thì tiền lương của NLĐ làm đủ giờ và ngày công là 5.097.000 đồng. Ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp với nhiều tên gọi khác nhau để tăng thu nhập, giữ chân NLĐ, nhưng các khoản này thường không tính vào mức đóng bảo hiểm (trừ phụ cấp trách nhiệm, chức vụ), những khoản này chiếm khoảng 26,6% tổng thu nhập của NLĐ. Tuy nhiên, tiền lương thấp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của NLĐ, cụ thể:

- NLĐ phải vay mượn kể cả vay “tín dụng đen” với lãi suất cao để trang trải cuộc sống: Có 11,2% NLĐ tham gia khảo sát thường xuyên (hằng tháng) phải đi vay tiền để ổn định cuộc sống; 35,6% NLĐ thỉnh thoảng (3-4 tháng/lần) phải đi vay tiền và chỉ có 17,7% NLĐ cho biết, dù có khó khăn nhưng họ chưa từng phải vay tiền để ổn định cuộc sống. Đối tượng chủ yếu mà NLĐ có thể vay là từ người thân, bạn bè, chiếm 77,2%; tiếp theo là vay từ ngân hàng, từ quỹ Công đoàn và từ các nguồn khác. Đặc biệt có 1,4% NLĐ cho biết họ phải đi vay từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng với lãi suất cao để trang trải cuộc sống. Hơn 1/5 số người được khảo sát (20,2%) cho biết họ đã từng rút BHXH một lần (sau đó vẫn tiếp tục tham gia BHXH khi có việc, nghĩa là tham gia BHXH lại từ đầu). Điều này cho thấy, cuộc sống của họ rất khó khăn và NLĐ hoàn toàn không có tích lũy trong cuộc sống.

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động

Khảo sát đời sống NLĐ Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền (TP. Hà Nội). Ảnh: T.T.

- NLĐ phải làm thêm giờ nhiều, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thời gian nghỉ ngơi, vui chơi: Mức lương NLĐ nhận được không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu là lý do NLĐ phải chấp nhận làm thêm giờ nhiều để bù đắp chi tiêu trong tháng. Có 44,1% NLĐ cho biết họ có làm thêm giờ với số ngày phải làm thêm giờ trong 1 tháng trung bình là 12,08 ngày/tháng. Người làm thêm ít nhất là làm thêm 1 ngày trong tháng và người làm thêm nhiều nhất là làm thêm 27 ngày trong tháng (gần như ngày nào cũng làm thêm). Số giờ làm thêm trung bình trong ngày là 2,55 giờ và người làm thêm nhiều nhất là làm thêm 4 giờ/ngày và có một số trường hợp phải làm thêm cả ngày Chủ nhật hoặc thêm 01 ca (từ 8 - 12 tiếng).

- Tiền lương ảnh hưởng tới dinh dưỡng của bản thân NLĐ và con của họ: Có 5,5% người được hỏi cho biết, rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt cá (chỉ khoảng 1 lần/tuần); 33,5% cho biết thỉnh thoảng (3 lần thịt cá/tuần) và chỉ có 58,8% cho biết tiền lương thu nhập hiện tại đảm bảo 02 bữa ăn có thịt cá/ngày. Bên cạnh đó, có 3,0% NLĐ tham gia khảo sát có con dưới 6 tuổi cho biết, họ chưa bao giờ mua sữa cho con uống; 5,5% cho biết họ rất ít khi mua sữa cho con và chỉ có 36,6% người trả lời cho biết họ mua sữa cho con uống thường xuyên.

- Tiền lương ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái của NLĐ: Trong tổng số 269 NLĐ tham gia khảo sát chưa lập gia đình thì có tới 54,6% cho biết, tiền lương và thu nhập hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lập gia đình của họ. Có 52,9% NLĐ đã lập gia đình cho biết, tiền lương thu nhập hiện tại ảnh hưởng đến quyết định sinh con, cụ thể: 67,1% NLĐ đã lập gia đình nhưng chưa có con nói quyết định sinh con của họ bị chi phối bởi vấn đề tiền lương; tỷ lệ này ở những người đã lập gia đình, có 1 con và đang cân nhắc sinh con thứ hai lên đến 78,3%. Đặc biệt có 17,4% NLĐ đang có con dưới 18 tuổi tham gia khảo sát cho biết, hiện tại con đang không ở cùng với họ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là tiền lương và thu nhập thấp nên chưa dám lập gia đình vì e ngại không đủ tài chính đảm bảo cho gia đình sau này và không đủ tiền để gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc.

Tiền lương ảnh hưởng tới khám chữa bệnh đảm bảo sức khỏe: Có 9,9% cho biết, tiền lương hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh; 43,4% cho biết, họ chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Nhiều NLĐ không dám đi khám vì không có tiền, thậm chí có tới 5,1% NLĐ cho biết, họ không làm gì cả khi bị bệnh, vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi; 57,7% NLĐ cho biết, họ mua thuốc về tự chữa bệnh và chỉ đi đến các cơ sở y tế khám khi bệnh chuyển nặng và không thể tự chữa được.

Kết quả trên cho thấy, tiền lương của NLĐ hiện nay còn một khoảng khá xa mới đạt được mức tiền lương đủ sống được đưa ra ở trên. Thực tế cho thấy, chỉ có 8,9% NLĐ tham gia khảo sát cho biết họ có dư dật, tiết kiệm từ tiền lương và thu nhập hiện nay; 56,1% cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang chải cho cuộc sống; 21,8% cho biết họ phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ mới đủ và còn tới 13,2% cho biết, thu nhập hiện nay không đủ sống, phải làm thêm giờ, thêm việc khác. Nếu so sánh với kết quả khảo sát năm 2018 thì tỷ lệ NLĐ tham gia khảo sát cho biết họ có tích lũy, tiết kiệm từ tiền lương năm 2022 giảm tới 8,5% (17,4% năm 2018 và 8,9% năm 2022) tức là giảm đi gần một nửa, mức độ hài lòng về tiền lương giảm 3.5% so với kết quả khảo sát năm 2018.

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động

Cán bộ công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Long An trao đổi với công nhân Công ty Giày Viễn Thịnh về điều kiện lao động tại nơi làm việc. Ảnh: T.T.

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho NLĐ

Để hạn chế tình trạng trên và từng bước khắc phục những tác động của tiền lương thấp đối với NLĐ, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là cần xem xét xây dựng mức lương đủ sống cho NLĐ. Để làm được điều đó, các bên liên quan cần nghiên cứu thực hiện một số khuyến nghị sau:

- Chính phủ cần xây dựng lộ trình nâng mức lương tối thiểu hiện tại lên mức lương đủ sống; thực hiện tính lương tối thiểu theo cách minh bạch và có sự tham gia hơn, tạo môi trường thuận lợi hơn để trao quyền cho công đoàn và thực hiện thương lượng tập thể về tiền lương và điều kiện làm việc; đảm bảo an sinh xã hội phổ quát để hỗ trợ thực hiện lương đủ sống.

- Tổ chức Công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng mức lương tối thiểu hiện tại ở các vùng lên mức lương đủ sống; thúc đẩy thương lượng tập thể về tiền lương và tăng cường năng lực đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn các cấp, đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở; tăng cường năng lực giám sát về thực thi pháp luật lao động và Quy tắc ứng xử của nhãn hàng.

- Các doanh nghiệp cần làm việc với các bên liên quan về lương đủ sống cho công nhân (khách hàng, nhãn hàng, công đoàn, công nhân, chính phủ...); minh bạch về đơn hàng, tính toán đơn giá tiền lương và định mức lao động, đảm bảo đơn giá tiền lương và định mức lao động được xây dựng phù hợp; xác định cấu phần lương trong giá đơn hàng và cam kết ngăn chặn chạy đua xuống đáy.

- Các nhãn hàng cần đảm bảo quyền cơ bản của NLĐ trong chuỗi cung ứng; cam kết có trách nhiệm về trả lương đủ sống; xây dựng và công bố lộ trình về lương đủ sống; thực hiện và giám sát tiền lương đủ sống trong chuỗi cung ứng.

Một số khuyến nghị nhằm thực hiện mức lương đủ sống cho người lao động

Công nhân Công ty TNHH Công nghệ Nessei Việt Nam trả lời phiếu khảo sát về đời sống, thu nhập của Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: T.T.

Tiền lương có tác động rất lớn đến cuộc sống của NLĐ, tiền lương không đủ sống không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến tương lai của họ và con họ. Có lẽ ai cũng hiểu một điều đơn giản, NLĐ phải được bảo đảm cuộc sống - sống để làm việc, chứ không phải làm việc để sống và do đó, họ cần được bảo đảm tiền lương để chi trả cuộc sống bản thân và gia đình họ. Chỉ khi tiền lương được quan tâm và tương xứng với năng suất, sự cống hiến của họ thì mới động viên và yêu cầu họ làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ai cũng nói được, nhưng cần hành động vì NLĐ là nguồn lực quý giá nhất của mọi doanh nghiệp - cần nuôi dưỡng, chăm lo chu đáo cho nguồn lực quyết định này.

Tài liệu tham khảo

1. Oxfam (2019), Báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy - Nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam”.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2018), “Báo cáo về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2018”

3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2022), “Báo cáo tiền lương, thu nhập của người lao động và khuyến nghị phương án điều chính mức lương tối thiểu vùng năm 2022”

Mức lương đủ sống - mục tiêu quan trọng cần đạt được Mức lương đủ sống - mục tiêu quan trọng cần đạt được

Lương tối thiểu nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, người lao động trong thực ...

Khi thực hiện tăng lương cơ sở, lương của cán bộ xã, phường sẽ tăng ra sao? Khi thực hiện tăng lương cơ sở, lương của cán bộ xã, phường sẽ tăng ra sao?

Dự kiến từ ngày 01/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng từ 1,4 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì lương của cán bộ xã, ...

Khó khăn về đơn hàng, doanh nghiệp vẫn giữ mức thưởng Tết cho người lao động Khó khăn về đơn hàng, doanh nghiệp vẫn giữ mức thưởng Tết cho người lao động

Tại tỉnh Đồng Nai, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng trong 6 tháng cuối năm 2022 và chưa có tín hiệu ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

Đời sống -

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Công nhân lao động có thể tiếp cận thông tin về dự án nhà ở xã hội thế nào? Tôi công nhân

Công nhân lao động có thể tiếp cận thông tin về dự án nhà ở xã hội thế nào?

Công nhân lao động có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì có thể tra cứu thông tin các dự án nhà ở xã hội chuẩn bị mở bán tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng nơi có dự án hoặc thông qua sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư và thông tin báo chí tại địa phương.

03 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí khi có bão để an toàn Tôi công nhân

03 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí khi có bão để an toàn

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân lao động cần ghi nhớ để an toàn cho người thân và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cộng đồng khi bão về.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai! Video

game doi thuong : Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Người lao động -

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Đời sống -

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Đời sống -

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Đời thợ -

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Đời sống -

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.