Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 06:41

Tại sao lương công nhân không đủ sống?- Kỳ cuối: Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết

Đời sống - THANH THẢO

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã kết thúc phiên họp đầu tiên vào ngày 28/3/2022 nhưng chưa đi tới nhất trí về thời hạn tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Như vậy, vấn đề này chưa ngã ngũ và người lao động vẫn hy vọng ở quyết định cuối cùng.
Tại sao lương công nhân không đủ sống?- Kỳ cuối: Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết
Tại sao lương công nhân không đủ sống? Ảnh minh họa.

Thời điểm nào tăng lương tối thiểu?

Bà Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho giới sử dụng lao động cho biết, trong phiên họp đầu tiên, VCCI nêu quan điểm nếu điều chỉnh thì nên vào đầu năm 2023 vì phù hợp năm tài chính.

Nhưng đại diện Công đoàn Việt Nam kiên định với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Theo đồng chí Lê Đình Quảng, Phó ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất, mang ý nghĩa bảo vệ người lao động yếu thế, cũng là căn cứ để thương lượng tiền lương trên thực tế.

Ai cũng biết, trong thực tế chủ lao động cũng đều biết, lương tối thiểu vùng là mức lương quá thấp, dù đó là thước đo phải có, nó có lợi cho chủ lao động hơn là bảo vệ được đời sống tối thiểu của người lao động.

Trong khi nhiều chủ lao động, vì muốn giữ chân công nhân sau đại dịch Covid-19, vì muốn công nhân có thâm niên có tay nghề gắn bó lâu dài với mình, đã chủ động tăng lương cho công nhân trên mức lương tối thiểu vùng khá nhiều, và tiếp tục thu hút công nhân chuyên nghiệp bằng những mức lương, mức thưởng tốt trong hoàn cảnh hiện tại - thì VCCI lại “mạnh mẽ” đứng về phía chủ lao động tới mức đề nghị lùi thời hạn tăng lương tối thiểu vùng tới năm... 2023 - trong khi chỉ vừa qua quý I/2022 và thực tế đời sống công nhân hiện đang vô cùng khó khăn.

Chuyện công nhân chấp nhận tăng ca, làm thêm vì họ không có phương cách nào khác để có thêm thu nhập. Đó là câu chuyện “cùng bất đắc dĩ”, vì ai cũng biết, sức khỏe người lao động sẽ giảm sút thế nào sau thời gian dài phải tăng giờ làm như vậy.

Tại sao lương công nhân không đủ sống?- Kỳ cuối: Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại phiên họp Hội đồng Tiền lương quốc gia sáng 12/4 về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Ảnh: LÊ DUẨN.

Điều tốt cho các bên

Đại diện Công đoàn Việt Nam đã rất thấu tình đạt lý khi đề nghị cần tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022. Mức lương tối thiểu vùng không bao giờ là mức lương cao, nhưng nó là thước đo ở mức nền thấp để từ đó đánh giá được mức lương thực chất mà người lao động đáng được nhận từ chủ lao động. Thương lượng giữa các cơ quan Công đoàn - đại diện của người lao động và giới chủ lao động cần được tổ chức thường xuyên, vì thương lượng là giải pháp để chủ lao động và người lao động giải quyết vấn đề tiền lương.

Một khi không có thương lượng, hoặc bên chủ lao động từ chối thương lượng, tất sẽ dẫn đến điều gì? Bấy giờ, giải pháp cuối cùng của người lao động sẽ là ngừng việc tập thể. Thống kê trước và sau Tết Nhâm Dần, cả nước xảy ra 28 cuộc ngừng việc tập thể. Tranh chấp lao động đã diễn ra tại 11 địa phương, nguyên nhân chủ yếu liên quan tới tiền lương, chế độ phúc lợi cho người lao động. Đó là điều không ai muốn, người lao động càng không muốn, nhưng không còn cách nào khác khi không có thương lượng thực chất hay thương lượng không đi tới kết quả.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà cốt lõi là tự động hóa, robot hóa mới đi những bước đầu tiên ở Việt Nam, thì người công nhân vẫn là lực lượng lao động không thể thay thế. Thậm chí ở những nhà máy lớn, lượng công nhân vẫn tăng rất cao. Cơ sự vì chủ lao động nhận thấy, dùng người lao động vẫn còn rẻ hơn dùng ro bot lao động rất nhiều, tính từ tổng thể.

Câu chuyện “lao động giá rẻ” không thể kéo dài mãi, vì đời sống người công nhân hiện quá khốn khổ. Và mức lương lao động bình quân ở khu vực Đông Nam Á, ở châu Á đã tăng rất nhiều. Tăng lương tối thiểu vùng, để từ đó tăng lương thực chất cho công nhân là việc phải làm, càng sớm càng tốt. Đó không chỉ tốt cho người lao động, mà còn tốt cả cho giới chủ.

Tại sao lương công nhân không đủ sống?- Kỳ cuối: Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết
Tăng lương tối thiểu vùng, từ đó tăng lương thực tế cho công nhân là việc phải làm, càng sớm càng tốt. Trong ảnh: Công nhân sản xuất tại Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu (Thái Bình). Ảnh: HỮU PHƯỚC.

Hài hòa lợi ích

Khi tăng trưởng kinh tế quốc gia đã trở lại gần ngang với thời kỳ trước đại dịch, khi GDP quý I năm nay đã tăng 5,03%, các chỉ số cho thấy khả năng phục hồi của doanh nghiệp ngày càng lớn, thì không có lý do gì để chậm tăng lương tối thiểu vùng.

Nghĩ đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp qua đại dịch là đúng, nhưng đừng quên sự chịu đựng quá mức của người lao động sau đại dịch này. Hàng triệu người lao động đã trắng tay qua đại dịch. Họ trở lại với nhà máy với doanh nghiệp khi không còn đồng tiền tích lũy nào. Vì vậy, Chính phủ phải bỏ tiền ngân sách tài trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân, dù số tiền mỗi công nhân được nhận không lớn, nhưng đó là cố gắng lớn của Chính phủ, vì số lượng công nhân cần được trợ giúp có thời hạn tiền thuê nhà trọ là rất lớn.

Khi Nhà nước đã lo trợ cấp cả tiền thuê nhà trọ cho công nhân, thì có nghĩa tình trạng “kinh tế nhà” của công nhân đã tới mức báo động đỏ. Tăng lương tối thiểu vùng chỉ là góp phần nhỏ cùng Nhà nước giải quyết khó khăn cho công nhân, cho người lao động đang kiệt quệ, để họ có thể chuyên tâm chuyên lực phục vụ cho các doanh nghiệp, các nhà máy.

Tăng lương tối thiểu là để hài hòa lợi ích giữa người lao động và chủ lao động, chứ không đơn thuần chỉ vì người lao động. Cần nhận rõ lợi ích từ hai phía này để ủng hộ cho việc tăng lương tối thiểu vùng, từ đó tăng lương thực tế cho công nhân, giúp công nhân trước mắt là đủ sống để làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn hiện nay.

Nhà nước đã bỏ không thu thuế 2.000 đồng/lít xăng, chính là để góp phần kiềm chế lạm phát (nhưng Tập đoàn Xăng dầu lại chỉ giảm 1.000 đồng/lít xăng bán ra thị trường), thì câu chuyện "bão giá" ập xuống đầu người lao động nghèo khổ đã đáng sợ tới mức nào, điều này ai cũng biết. Và chủ lao động lại càng biết.

Phát huy vai trò của công đoàn

"Doanh nghiệp khó khăn nhưng người lao động cũng đã đến ngưỡng chịu đựng. Cần tăng lương sớm, tránh tình trạng dồn nhiều năm mới tăng tạo ra cú sốc cho doanh nghiệp", người đại diện cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nói rõ ràng như vậy. Tinh thần thương lượng đầy trách nhiệm và hết sức rành rẽ, quyết liệt này cần được Công đoàn phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới. Những cuộc thương lượng về tăng lương cho công nhân cũng cần được mở ra thường xuyên hơn ở ngay những nhà máy, doanh nghiệp mà công nhân quá bức xúc vì lương thấp không đủ sống.

Tại sao lương công nhân không đủ sống?- Kỳ cuối: Tăng lương tối thiểu vùng là cần thiết
Tình trạng công nhân quyết định rút Bảo hiểm xã hội một lần phần nào phản ánh đời sống kiệt quệ của họ. Trong ảnh: Công nhân xếp hàng tại trụ sở Bảo hiểm xã hội TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) để rút Bảo hiểm xã hội một lần, ngày 9/4. Ảnh: ĐÌNH VĂN.

Đây chính là lúc mà tiếng nói của Công đoàn, từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tới hệ thống các công đoàn cơ sở, những đại diện thực sự cho người lao động, cho công nhân, có điều kiện thể hiện mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, thuyết phục nhất vai trò của mình.

Cuộc tháo chạy kinh hoàng của hàng triệu công nhân, người lao động cuối năm ngoái, khi dịch bệnh lên tới đỉnh, là sự kiện mà cả nước ta không thể nào quên được. Các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, cả giới chủ lao động phải rút ra được những bài học đau đớn từ cuộc “đánh đường về quê” này của người lao động. Và không gì hơn là phải thực sự quan tâm tới đời sống hiện tại của công nhân đang làm việc cho mình, cụ thể bằng mức lương phù hợp trong "bão giá", bằng những khuyến khích cụ thể tiền mặt để công nhân đủ sống, đủ sức khỏe, đặng còn làm việc lâu dài và hiệu quả cho các nhà máy, các trung tâm công nghiệp.

Tình trạng hàng mấy vạn công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, khu công nghiệp lớn quyết định rút Bảo hiểm xã hội một lần, dù họ đã đóng góp cho Quỹ này hàng chục năm nay, là một điều quá đau xót. Nó phản ánh tình trạng kiệt quệ, hết đường giải quyết đời sống do thiếu tiền của công nhân. Muốn chấm dứt tình trạng này để khỏi gây thiệt hại về lâu về dài cho công nhân, khỏi dẫn đến những bấp bênh của Quỹ Bảo hiểm xã hội, thì phải cấp thiết giải quyết những khó khăn quá sức về đời sống để công nhân có thể tiếp tục an tâm làm việc.

Chỉ khi những giải pháp để hài hòa lợi ích giữa công nhân và chủ lao động được thống nhất, thì đó mới là kế “sâu rễ bền gốc”, để doanh nghiệp và người lao động cùng tồn tại.

Tại sao lương công nhân không đủ sống? Tại sao lương công nhân không đủ sống?

Lương là vấn đề thiết thân đối với mọi người lao động (NLĐ). Lương thấp cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc đình công, ngừng ...

Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá

Chúng tôi đã đăng tải kỳ 1 bài viết dài kỳ “Tại sao lương công nhân không đủ sống?” của tác giả Thanh Thảo; ...

Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7? Vì sao doanh nghiệp đề nghị hoãn tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7?

Theo TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, các doanh nghiệp đều đã chuẩn bị tâm thế ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Đời sống -

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ kéo dài tới 45 ngày.

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Đời sống -

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Gác lại vui buồn năm cũ, người lao động cả nước hân hoàn chào đón năm mới 2024 với nhiều kỳ vọng vào những khởi sắc mới.

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Đời sống -

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu nhập.

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Đời sống -

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Đời sống -

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long An với tiền thưởng gần 5,7 tỉ đồng/người. Trong khi đó, có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết ở mức 100 nghìn đồng.

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Đời sống -

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Khoảng 1.250 công nhân Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) sẽ phải tạm ngừng việc 03 tháng kể từ ngày 25/12/2023, theo thông báo mới nhất từ phía doanh nghiệp.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Đời sống -

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – dù đang thất nghiệp. Từ đây đã dẫn đến một nghịch lý là tình trạng số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động…

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

Người lao động -

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

60.000 lao động thuộc 7 công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi từ việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp điện tử.

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Emagazine -

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh khiến công nhân lao động càng có nhiều nỗi niềm về Tết. Ai cũng thấp thỏm, mong ngóng về tiền lương, thưởng Tết năm nay sẽ ra sao? Việc doanh nghiệp sớm có kế hoạch lương, thưởng Tết là nguồn động lực lớn cho người lao động.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Người lao động -

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Đời sống -

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà đâu đâu cũng nói đến thưởng Tết.

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc hay khó khăn, công đoàn cơ sở vẫn nỗ lực đàm phán, thương lượng, đảm bảo giữ nguyên thưởng Tết và các phúc lợi cho người lao động.

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Đời sống -

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Chưa đánh giá được việc rút bảo hiểm xã hội một lần thế nào là hợp lý, song các chuyên gia cho rằng cần lựa chọn phương án tốt nhất cho người lao động, với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Đời sống -

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Sau hơn 2 năm thành lập, thư viện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako sở hữu gần 7.000 đầu sách. Đây là nơi nuôi dưỡng thói quen đọc sách trong công nhân lao động với nhiều hoạt động sáng tạo của Công đoàn.

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, tiền thưởng Tết và quan hệ lao động trong doanh nghiệp trước ngày 25/12.

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.