Làm sao để lựa chọn thực phẩm an toàn giữa “ma trận” thực phẩm bẩn?
Đời sống - 23/01/2020 10:06 Thanh Thủy
Công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đi chợ sau giờ tan ca. |
Thực phẩm bẩn “len lỏi” vào từng con ngõ, khu dân cư
Muôn kiểu đường đi, len lỏi vào từng ngóc ngách mỗi con phố, trên mâm cơm của các gia đình, thực phẩm bẩn đang là nỗi khiếp sợ, kinh hoàng của xã hội. Bất chấp các đợt thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng, những sản phẩm thiếu an toàn, mất vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn hàng ngày, hàng giờ hiện hữu trên từng con phố, trong các khu dân cư…
Đặc biệt, gần Tết tình trạng thực phẩm “bẩn” được các đối tượng tìm cách vận chuyển, đưa ra thị trường. Đặc biệt là ở các khu dân cư, các khu chợ cóc tình trạng mất an toàn thực phẩm diễn ra càng tinh vi và phức tạp. Thành phố Hà Nội hiện có 239 chợ, trong đó có gần 170 chợ loại 3 và chợ tạm. Trong khi ba chợ đầu mối và các chợ loại 1, loại 2, việc kiểm tra, giám sát về giá cả, chất lượng hàng hóa được thực hiện khá tốt thì ở các chợ loại 3, chợ tạm, chợ tự phát, việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Và có lẽ cụm từ “thực phẩm bẩn”, “thực phẩm không rõ nguồn gốc” từ lâu đã không còn quá xa lạ với người dân. Nhiều người quen đến nỗi, ở đâu bây giờ cũng vậy, thôi thì nhắm mắt cho qua, không ăn thì biết ăn gì bây giờ… và thế là họ cứ tặc lưỡi “ăn” mà không lường được hết những nguy hiểm của nó.
Tiện đâu mua đấy
Trước ma trận thực phẩm bẩn, nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân lao động tại các khu công nghiệp chỉ mong muốn được sử dụng các sản phẩm an toàn, sản phẩm đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dạo quanh các khu công nghiệp như Đông Anh, Chương Mỹ, Long Biên… có rất nhiều chợ cóc “mọc lên như nấm” trong các khu dân cư, khu trọ của công nhân. Những chợ này đều bày bán phong phú, đa dạng các loại thực phẩm từ tươi ngon, thực phẩm chế biến sẵn, đồ khô, bánh kẹo… phục vụ người dân, đặc biệt là công nhân.
Theo quan sát tại chợ Bầu, chợ Mun, Kim Chung, Đông Anh có rất nhiều loại mặt hàng nông sản, thực phẩm không tem mác được bày bán tràn lan. Không những thế, những mặt hàng, cửa hàng ăn, thực phẩm chế biến sẵn không được che đậy cẩn thận, khu vực bán gia cầm, hải sản nặng mùi cạnh những sạp thịt lợn tươi ngon… Không chỉ vậy, những rãnh nước thải đèn sì bốc mùi gây nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Và cứ vào khoảng 4-5h chiều, tại khu chợ này lại tấp nập, nhộn nhịp, tất bật kẻ bán, người mua… mà đa số là công nhân tan ca. Họ tranh thủ đi chợ mua đồ nấu cơm sau một ngày làm việc.
Cũng như mọi ngày, chị Nguyễn Thị Hoài (Công ty Hoya, KCN Bắc Thăng Long) dạo quanh chợ, chuẩn bị đồ ăn cho bữa cơm tối để đi làm ca đêm. Lên Hà Nội làm công nhân được 5 năm, chị Hoài gặp rất nhiều khó khăn, đồng lương công nhân không đủ chi tiêu nên chị thường xuyên phải tăng ca.
Đặc biệt, cận tết, giá cả các mặt hàng leo thang, nhiều khoản phải chi nên phải tính toán chi li mới đủ, chị cho biết: “Tôi ở cùng anh chị nên thường nấu cơm chung, cả hai anh chị cũng làm công nhân ở đây nhưng không cùng công ty. Mỗi bữa cơm ba anh chị em tôi gói gém trong khoảng 50.000 nghìn đồng, hôm nào sang hơn chút thì có thể lên đến 80.000 nghìn. Mà bây giờ giá thịt lợn tăng, nên đi chợ tôi cũng không biết lựa chọn mua gì để nấu, nhiều khi cứ thấy rẻ là mua. Đa số tôi mua thực phẩm đồ ăn ở chợ gần đây chứ không dám vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị… cứ nhìn thấy tươi ngon là mua chứ không nghĩ gì nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm”.
Giống như chị Hoài, anh Kiên, công nhân Công ty Yamaha (KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Tôi ở cùng với một bạn trong công ty, do làm khác ca nhau nên chúng tôi không hay nấu cơm, đi làm thì ăn ca ở công ty, về phòng thì ăn tạm cái gì đó ở ngoài rồi về. Hôm nào nấu thì chúng tôi lại mua đồ ăn sẵn về ăn. Cũng biết là mất an toàn thực phẩm nhưng lương ít, thực phẩm tăng giá thì vẫn cứ phải ăn thôi”.
Để công nhân lựa chọn được thực phẩm an toàn
Theo anh Nguyễn Xuân Vinh, nhà sáng lập FoodHub: “Ngày nay, để tìm được nguồn thực phẩm sạch với giá rẻ là điều rất khó, nhất là đối với mức thu nhập của công nhân như hiện nay thì việc mua thực phẩm ở siêu thị, hay các cửa hàng thực phẩm sạch là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt, vào dịp cuối năm như thế này thì việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc rất nhiều, những người thu nhập thấp như công nhân rất khó phân biệt được, nên khi mua hàng mọi người cần chú ý xem kỹ hạn sử dụng, kiểm tra kỹ tem mác, nhà sản xuất… để đảm bảo không mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
Lựa chọn rau sạch, an toàn và không có chất bảo quản để đảm bảo vệ sinh. |
Cũng theo anh Vinh, để lựa chọn được những loại thực phẩm tươi ngon cho bữa ăn của gia đình mình, khi mua hàng công nhân cần lưu ý: Đối với rau quả tươi, hình dáng bên ngoài rau quả phải còn nguyên vẹn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại quả "mập", "phổng phao". Rau quả có màu sắc tự nhiên, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có màu sắc bất thường.
Rau quả không có dính chất lạ; không mua loại rau quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng, rau không có mùi lạ. Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.
Khi lựa chọn mua cá phải lựa chọn những con cá thân cứng, để trên bàn tay không thõng xuống, mắt nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi; miệng ngậm cứng; mang cá dán chặt xuống hoa khế, không có niêm dịch hoặc có ít, màu trong, không có mùi; không có nhớt và không có mùi hôi, vẩy tươi óng ánh, dính chặt, bụng bình thường, không phồng. Cá ôi có dấu hiệu bắt đầu phân giải, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng, mang dán không chặt vào hoa khế; màu bắt đầu xám, có nhớt và mùi khó chịu.
Chọn mua thịt lợn: Trạng thái bên ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường; thịt rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính; tủy bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi; nước luộc thịt, nước canh trong, mùi vị thơm ngon.
Măng khô nấu với móng giò là món canh rất được ưa chuộng trong ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc. Khi ăn măng có ... |
Đầu dây bên kia điện thoại, mẹ chị Xuân bắt đầu cuộc gọi bằng câu hỏi như xé lòng: “28 rồi sao con chưa về?”. ... |
Đến thời điểm hiện tại, đã có 440 trường hợp nhiễm viêm phổi do virus corona gây ra, trong đó 9 người đã tử vong. Trước ... |
Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động