Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên
Đời sống - 12/03/2024 15:32 Hồng Nhung - Hải Yến
Giáo viên mầm non - nghề nặng nhọc |
Giải đáp băn khoăn của cử tri
Thông tin từ Bộ Nội vụ, trong công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024 do Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến, cử tri tỉnh Phú Thọ có kiến nghị như sau:
“Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương lương mới sẽ bao gồm lương cơ bản chiếm 70% và 30% gồm các khoản phụ cấp.
Nhiều giáo viên băn khoăn khi đó sẽ không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo, đặc biệt đối với các giáo viên đã công tác lâu năm. Cử tri mong muốn Bộ Nội vụ quan tâm khi xây dựng quy định mới để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và gắn bó với nghề”.
Giáo viên còn nhiều băn khoăn xung quanh việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên trong quy định lương mới, dự kiến áp dụng từ 1/7/2024. Ảnh minh họa: Quỳnh Trần |
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về nội dung kiến nghị nêu trên, tại công văn số 1005/BNV-TL ngày 27/02/2024, Bộ Nội vụ cho biết: khoản 3 mục III Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu: “thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.
Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024, Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới (trong đó có chế độ tiền lương đối với đội ngũ giáo viên như ý kiến của cử tri nêu) trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Lương giáo viên sẽ ra sao khi bỏ phụ cấp thâm niên?
Trước câu trả lời trên của Bộ Nội vụ, một số giáo viên vẫn còn nhiều băn khoăn vì thông tin còn chung chung, chưa nêu "không thấp hơn tiền lương hiện hưởng" cụ thể là bao nhiêu.
Cô Ngô Thị Bích Đào - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Lộc (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) chia sẻ, cô cũng như nhiều đồng nghiệp khác chỉ biết sẽ được cải cách lương từ ngày 1/7/2024 tới đây, còn cho đến nay, trường cũng chưa nhận được văn bản hướng dẫn chi tiết công thức tính lương mới như thế nào.
"Nhiều đồng nghiệp của tôi có thâm niên nghề lâu năm băn khoăn khi Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 - PV) đã bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Vậy khi tính lương theo cách mới, họ có bị thiệt thòi hay không? Bởi, thâm niên công tác chính là sự cống hiến của nhà giáo, cần có cơ chế để ghi nhận xứng đáng", cô Đào nêu quan điểm.
Cô Phạm Thị Phương Nhi - giáo viên Trường Mầm non Sao Mai (Ba Đình, Hà Nội) đã gắn bó với công việc chăm trẻ được gần 30 năm. Cô Nhi chia sẻ, trong ngành Giáo dục thì các cô giáo mầm non vất vả nhất so với các cấp bậc khác như tiểu học, trung học,... khi mà thời gian phải ở trường cả ngày để chăm sóc và dạy dỗ cho các con.
Cô Nhi cho biết, từ 1/7/2024, khi tính lương theo cách mới, thu nhập của giáo viên sẽ được tăng hơn, đồng thời đời sống của giáo viên được nâng cao, điều này giúp giữ chân được các thầy cô ở lại với nghề. Việc tăng lương là vô cùng quan trọng tuy nhiên, các cô giáo đều mong muốn giữ nguyên phụ cấp thâm niên. Bởi phụ cấp thâm niên không chỉ là con số để tính lương mà còn đánh dấu mốc thời gian gắn bó của giáo viên. Đây cũng là động lực để giữ chân giáo viên trẻ sẽ cố gắng tiếp tục và bám trụ với nghề.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai trăn trở trước thu nhập của chính cán bộ, giáo viên của trường. Làm công tác quản lý ở trường nhiều năm, cô Hương là người hiểu rõ hơn ai hết mức thu nhập và cuộc sống của các giáo viên ở trường.
Cô Hương chia sẻ: "Nhiều cô giáo hết giờ làm ở trường, thậm chí ngày cuối tuần phải tranh thủ nhận thêm việc đưa đón con hộ, làm gia sư hay thậm chí là giúp việc theo giờ, bán hàng online để gia tăng thêm thu nhập để cuộc sống bớt chật vật”. Việc tăng lương lần này, cô Hương cũng kì vọng sẽ giúp đời sống của giáo viên phần nào được cải thiện để gắn bó và cống hiến với công việc.
Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng đã hướng dẫn cụ thể: “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp (trừ quân đội, công an, cơ yếu) để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức”, nên nếu thực hiện đúng thì phụ cấp thâm niên nhà giáo đã bị cắt từ ngày 01/7/2020.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đã được lùi thời gian. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. Giáo viên tiếp tục được nhận phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. Vì thế, nếu không có gì thay đổi thì ngày 01/7/2024 tới đây, phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ không còn nữa.
Đại biểu Hà Ánh Phượng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn. |
Việc trả lương theo vị trí việc làm là chủ trương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương. Đối với giáo viên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ có cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản chiếm 70% tổng lương, phụ cấp 30% và thêm 10% tiền thưởng (10% tiền lương trích từ quỹ tiền lương của năm và không bao gồm phụ cấp).
Lương giáo viên kể từ ngày 01/7/2024 được điều chỉnh theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc sẽ có mức lương như nhau. Những nhà giáo đảm nhận, kiêm nhiệm chức vụ, đảm nhận công việc khó, phức tạp sẽ được ưu đãi xứng đáng.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội vào ngày 7/11/2023, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến trước việc giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có có nguyên nhân là do quá nhiều áp lực và thu nhập chưa đủ sống và mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong thời gian tới, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. |
Video: Tâm tư giáo viên trước chính sách cải cách tiền lương
Hiện tượng giáo viên nghỉ việc: Có phải chỉ do lương? Lương giáo viên được quan tâm một cách đặc biệt ở các nước trên thế giới hơn bất cứ ngành nghề nào khác. Bởi lẽ, ... |
Lương giáo viên sẽ không còn “món nợ chỉ thấy hứa”? Nếu tính từ mốc năm 2006 - thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có lời hứa “nhà giáo sống được bằng lương”, đến nay, ... |
Lương giáo viên tăng ra sao từ 1/7/2024? Mức lương giáo viên sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương từ 1/7/2024. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi