Công nhân và “gánh nặng” tiền học mỗi mùa con tựu trường
Đời sống - 13/09/2020 16:20 Nguyễn Thủy
Học sinh Trường Tiểu học Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) tan học buổi chiều. |
Gặp chị Lê Thị Thảo, công nhân Công ty Nissan Việt Nam, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đón con khi vừa tan ca làm. Gương mặt chị Thảo lộ rõ sự mệt mỏi, lo âu. Năm nay, đứa con trai lớn của chị vào học lớp 1 tại Bao khoản lo, nhất là tiền đóng học cho con hiện rõ trên khuôn mặt của người mẹ trẻ.
Chị Thảo làm công nhân ở đây được 4 năm. Chồng chị là lao động tự do. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thu nhập của gia đình chị giảm nhiều. Hơn nữa, đứa con trai lớn vào lớp 1 với nhiều khoản phải lo, đặc biệt là . “Con mới đi học được một tuần, tôi vừa phải nộp hơn 2 triệu đồng tiền học cho con. Năm nay chưa phải đóng học phí, chỉ mới đóng các khoản: quần áo, ăn bán trú, tiền lắp điều hòa và mua máy tính cho cô giáo…”.
Chị Thảo vừa tan ca làm, đến cổng trường đợi đón con về. |
Năm nay, do , mức thu nhập của chị Thảo bị giảm nhiều so với mọi năm. “Lương của tôi hiện tại chỉ hơn 5 triệu đồng, sang tuần chắc phải đóng thêm cho con 2-3 triệu nữa. Nhiều lắm!… Chồng tôi đi làm bên ngoài cũng chỉ đủ trang trải cho gia đình. Giờ hai con vào năm học cũng vất vả hơn…”, chị Thảo chia sẻ.
Buổi chiều tan học của các em học sinh Trường Tiểu học Hải Bối. |
Theo chị Thảo, năm nay, con chị vào lớp 1 nên nhiều khoản phải đóng, cứ khi có thông báo đóng tiền thì phải đóng. Mặc dù, trong một tuần vừa qua, rất nhiều phụ huynh bức xúc về việc nhà trường nơi con chị đang học thu nhiều khoản không theo quy định như: máy tính cho cô giáo, lắp điều hòa… nhưng chị Thảo không hề hay biết. “Thấy mọi người báo đóng tiền lắp điều hòa thì tôi đóng cho con. Ba hôm trước, chồng tôi cùng với hai phụ huynh nữa đã đi mua máy tính cho cô giáo và lắp điều hòa trong lớp cho con rồi. Thời tiết này, các con ở bán trú tại trường không có điều hòa nên các phụ huynh trong lớp bảo nhau lắp điều hòa cho các con, tôi thấy hợp lý nên cũng đóng tiền luôn”.
Hết giờ học, chị Thảo vào tận lớp đón con ... |
Giống như chị Thảo, vợ chồng anh Đỗ Trọng Tùng (quê ở Bắc Giang) làm công nhân một tháng thu nhập hơn 10 triệu đồng. Hai con vào năm học cũng khiến anh chị lo lắng. Rất nhiều khoản thu đầu năm học của con phải lo. Anh chị phải , tích góp để đóng tiền học cho con. Với mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình nên anh chị đã quyết định cho con học tại Hà Nội. Theo anh Tùng: “Trường học này hầu hết dành cho con công nhân làm ở khu công nghiệp. Nếu học ở quê thì không phải đóng những khoản ngoài như điều hòa, máy tính cho cô giáo. Nhưng vì học ở đây nên phải theo. Hơn nữa, nếu đóng 500 nghìn đồng trong 5 năm học của con ở đây thì tôi nghĩ cũng bình thường. Con được hưởng điều kiện học tập tốt, vợ chồng tôi sẽ cố gắng”.
Anh Tùng đón hai người con của mình tan học về... |
“Trong lớp có 35 bạn mà 20 bạn đồng ý thì vẫn phải theo, không theo không được. Không có tiền thì mình vẫn phải cố. Kinh tế công nhân bây giờ cũng khó nhưng thấy các con khổ thì cha mẹ lại thương”, anh Tùng chia sẻ thêm.
Đối với nhiều bậc phụ huynh công nhân có con đi học, khi biết có nhiều khoản thu ngoài thì tỏ thái độ bức xúc, nhưng rốt cuộc, vì con nên họ đều “tặc lưỡi” cho qua. Việc học của con là việc được ưu tiên hàng đầu.
Với mức thu nhập như hiện tại, nhiều gia đình công nhân đang đau đầu với những khoản thu đầu năm học của con. Cuộc sống khó khăn, công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thu nhập bấp bênh… Nhưng tiền đóng học cho con thì vẫn phải lo, vẫn phải ưu tiên. Gánh nặng tiền học của con mỗi mùa tựu trường vẫn luôn là nỗi lo thường trực của nhiều gia đình công nhân và tất cả chỉ trông chờ vào đồng lương hàng tháng.
Thuyền viên tàu Việt Tín 01 đã có vé máy bay hồi hương vào ngày 14/9 |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/9 |
"Lương công nhân thấp quá, lỡ bước thì phải theo thôi" |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy