Công nhân thấp thỏm, mong chờ... thưởng Tết
Đời sống - 03/01/2022 11:48 SỸ CÔNG
Kỳ nghỉ Tết Dương lịch "nhàm chán"
Đầu năm mới, tìm đến những xóm trọ công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) mới thấy cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Do dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp nên dường như kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay ai cũng có chung tâm trạng nặng nề. Càng về cuối năm, không khí các xóm trọ càng ảm đạm.
Với một số công nhân khác, kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022 của họ đã bắt đầu từ những tuần trước, những tháng trước. Bởi vài tháng trở lại đây, xóm trọ nào cũng có người trả phòng vì bị mất việc làm, phải bỏ về quê. Các khu trọ rơi vào cảnh trống vắng.
Một xóm trọ trống vắng trong dịp Tết Dương lịch 2022. Ảnh:SỸ CÔNG |
Dừng chân trước một xóm trọ tại thôn Hậu Dưỡng, chúng tôi trò chuyện với anh Chinh - công nhân Công ty Suncall Technology (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội). Anh Chinh, quê ở Nghệ An và là lao động chính của gia đình gồm 4 người. Hai con nhỏ của anh đang tuổi tập đi, tập nói, vợ anh còn ở cữ nên vẫn chưa đi làm trở lại.
Anh Chinh cho biết anh đang có kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 9 ngày: "Năm nay công ty không có việc nên tôi được nghỉ nhiều nhưng nghỉ nhiều thì đồng nghĩa với việc không có tiền. Nghỉ nhiều chỉ có thêm thời gian ở nhà chơi với con thôi...".
Sau dăm câu tâm sự, đôi mắt thoáng chút bần thần, không giấu được nỗi buồn, anh Chinh chậc lưỡi nói: "Chán lắm! Lương cuối năm nay chắc cũng chẳng được bao nhiêu đâu vì tháng này nghỉ hết 9 ngày rồi".
Video: Anh Chinh tâm sự về kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 9 ngày.
Chơi Tết, nghỉ Tết và sắm Tết có lẽ vẫn là xa xỉ đối với không ít người lao động nghèo. Thời gian qua, do cách ly xã hội kéo dài nên công việc chỉ mới bắt đầu trở lại cách đây vài tháng, bởi vậy với nhiều công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long việc đi chơi Tết hay tranh thủ về quê không phải là nhu cầu thiết yếu, dù ai xa xứ thì cũng đều nhớ nhà.
Chung tâm trạng vì kỳ nghỉ kéo dài đằng đẵng, chị Hoài (quê Phú Thọ) - công nhân Công ty Tokyo Micro cho biết: "Năm nay công ty cho nghỉ 4 ngày nhưng thực ra kỳ nghỉ của tôi đã kéo dài cả tháng vì công ty đang có F0, dù không trực tiếp tiếp xúc nhưng lo cho con nhỏ nên tôi đành xin nghỉ".
Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, giống như nhiều công nhân khác, gia đình chị Hoài không chọn về quê mà ở lại khu nhà trọ. Chị nói: "Chưa bao giờ tôi thấy những ngày nghỉ lại nhàm chán như vậy, vừa lạnh, vừa rét và cũng sợ gặp người lạ nên chẳng dám đi đâu".
Chị Hoài trao đổi với PV Cuộc sống an toàn. Ảnh: SỸ CÔNG |
Chia sẻ khó khăn cùng công ty
Hỏi về chuyện thưởng Tết, chị Tân - công nhân Công ty Sato (Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) có phần chạnh lòng vì chị mới đi làm từ tháng 10/2021, chị lo lắng số tiền thưởng Tết năm nay cũng không cao.
Nói riêng về khoản thưởng Tết Dương lịch vừa qua, chị Tân chia sẻ, các công ty khác công nhân cũng được đôi, ba trăm nghìn hoặc hiện vật gì đó còn công ty chị thì không có.
Chị Tân vừa trông con nhỏ vừa trò chuyện với PV cuộc sống an toàn. Ảnh: SỸ CÔNG |
Chị Tân cũng chia sẻ khó khăn cùng công ty, bởi nhà xưởng còn, công ty chưa phá sản thì chị còn có việc làm, còn có nơi để kiếm kế sinh nhai bởi không ít người lao động năm qua đã mất việc vì công ty phá sản.
Trao đổi với chúng tôi về mong muốn cho khoản thưởng Tết Âm lịch, chị Tân cười và nói: "Tôi biết công ty còn khó khăn nên thú thật cũng chưa dám nghĩ nhiều về các khoản thưởng Tết. Ai cũng muốn Tết sẽ có một chút, ai cũng khát khao có tiền, có càng nhiều càng tốt nhưng tôi chỉ mong được công ty thưởng Tết như năm trước".
Anh Chinh, công nhân Công ty Suncall Technology cho biết, hiện tại lương cơ bản của anh chỉ được 5,1 triệu đồng. Sau đợt dịch vừa qua, anh Chinh vẫn còn đang nợ mấy tháng tiền nhà trọ và tiền ngân hàng. Anh cũng đang mong tháng tới được tăng ca để có thêm tiền trả nợ và mua sắm Tết.
Anh Chinh với tâm trạng thấp thỏm, mong ngóng chờ thưởng Tết. Ảnh: SỸ CÔNG |
Về khoản thưởng Tết Âm lịch, thời điểm này các năm trước công ty cũng chưa có thông báo. Năm nay, anh Chinh cũng chỉ mong công ty sẽ giữ được mức thưởng như mọi năm.
"Năm trước cũng đã có dịch Covid-19 nhưng tôi vẫn được công ty thưởng hơn 1 tháng lương, hy vọng năm nay công ty vẫn giữ được mức thưởng đó, chúng tôi sẽ phấn khởi lắm!", anh Chinh nói.
Nhiều công ty hiện đang lao đao vì dịch Covid-19, công nhân cũng dự đoán thưởng Tết năm nay sẽ không bằng những năm trước, thậm chí có thể không có. Tuy nhiên, như các công nhân chia sẻ, ai đi làm thì cũng mong có lương, có thưởng. Vì thế họ cũng đang thấp thỏm, ngóng chờ tiền thưởng Tết.
Thưởng Tết có phải là quy định bắt buộc? Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: 1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Như vậy, thưởng nói chung và thưởng Tết nói riêng cho người lao động đều không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động. Dựa trên kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà doanh nghiệp sẽ chủ động xem xét thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít cho người lao động. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động