Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Hải Phòng:

Công nhân bức xúc vì công ty thông báo sa thải in kèm ảnh bạo lực

Người lao động - ĐỨC ANH - Ý YÊN

Hai công nhân Công ty TNHH IIYAMA SEIKI Việt Nam (IIYAMA SEIKI) nộp đơn xin nghỉ việc, đã được chấp thuận nhưng sau đó phía Công ty lại dán thông báo sa thải kèm theo hình ảnh bạo lực công khai trên bảng tin. Điều này khiến tập thể công nhân trong Công ty vô cùng bức xúc.

Sốc với "trát sa thải" kèm hình ảnh cây kéo cắt cổ

Mạng xã hội công nhân đang xôn xao với hình ảnh được chụp tại bảng tin của Công ty IIYAMA SEIKI (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng). Ảnh chụp 2 quyết định sa thải nhân viên, kèm theo hình ảnh cây kéo cắt ngang cổ một người đàn ông. Sau khi bức ảnh được đăng tải, cộng đồng công nhân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Chia sẻ với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, anh N.Q.D, công nhân Công ty IIYAMA SEIKI cho biết: "Công ty tôi có 2 bạn viết đơn xin nghỉ việc, phía Công ty bảo là không cần phải chờ đủ 30 ngày như Bộ luật Lao động quy định mà có thể nghỉ ngay ngày hôm sau. Nhưng sau đó trên bảng tin ở Công ty lại dán thông báo sa thải 2 công nhân kia kèm hình cây kéo cắt cổ".

Hải Phòng: Công nhân bức xúc vì thông báo sa thải kèm ảnh bạo lực
Thông báo sa thải và hình ảnh bạo lực được dán trên bảng tin Công ty IIYAMA SEIKI - Ảnh: CNCC

Được biết, hai công nhân nói trên là Trịnh Quang Vinh và Nguyễn Văn Thuận.

Để làm rõ thông tin, chúng tôi liên hệ với anh Vinh (SN 1994, quê Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) và được nam công nhân cho biết, sáng 23/9/2022 có nộp đơn xin nghỉ việc tại Công ty. Anh Vinh nói đã làm việc ở Công ty được 2 năm, luôn cố gắng hoàn thành các định mức và chỉ tiêu được giao nhưng do có nhiều bất cập trong thời gian nghỉ ngơi, bản thân không đủ sức khỏe để làm ca đêm thường xuyên nên quyết định xin nghỉ để tìm công việc khác phù hợp.

Chiều cùng ngày, anh Vinh nhận được lời mời làm việc với Trưởng phòng Sản xuất và Trưởng phòng Nhân sự. Anh Vinh kể, tại buổi làm việc, đại diện Công ty nói không cần làm hết 30 ngày kể từ khi nộp đơn xin nghỉ việc mà có thể được nghỉ từ 23/9/2022, các chế độ, quyền lợi vẫn đảm bảo. Anh Vinh làm theo đề nghị từ phía Công ty.

Tuy nhiên, anh Vinh vô cùng bất ngờ khi thấy các đồng nghiệp chụp tờ thông báo sa thải do Giám đốc Công ty IIYAMA SEIKI Yoshiharu Jin ký. Nội dung: "Tôi đã quyết định sa thải bạn lần này. Xin lưu ý rằng chúng tôi sẽ thông báo cho bạn tại đây dựa trên Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động. Ngày thông báo sa thải: 22/09/2022. Ngày sa thải: 24/09/2022. Lý do sa thải: Do điều kiện lao động cực kỳ kém, không có triển vọng cải thiện, không hoàn thành trách nhiệm công việc của người lao động được quy định trong nội quy lao động".

Thông báo cũng nêu rõ nhân chứng gồm Giám đốc nhà máy, Giám đốc Bộ phận tổng hợp, Phó giám đốc, Kiểm soát sản xuất, Giám đốc Bộ phận sản xuất, Chủ tịch Công đoàn.

Chưa dừng lại ở đó, bên cạnh tờ thông báo sa thải là hình ảnh cây kéo cắt ngang cổ một người đàn ông. Điều này khiến anh Vinh vô cùng hoang mang, bức xúc. Anh Nguyễn Văn Thuận cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Hải Phòng: Công nhân bức xúc vì thông báo sa thải kèm ảnh bạo lực
Thông báo sa thải công nhân Trịnh Quang Vinh. Ảnh: CNCC

"Hiện tại, tôi cũng chưa rõ lí do về những thông báo và hình ảnh đính kèm trên thông báo từ phía Ban Giám đốc Công ty. Bản thân tôi cũng đã có liên hệ với các bộ phận phụ trách liên quan và được biết thông báo này là do Giám đốc tự đưa lên bảng tin. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc từ ngày 23/9, bộ phận nhân sự tiếp nhận đơn, được cho nghỉ việc từ ngày 23/9 nên cũng không được đến Công ty. Hơn nữa, các lí do đưa ra trong thông báo thôi việc cũng không chính xác, ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân tôi. Chưa kể các hình ảnh bạo lực làm tôi rất hoang mang ở thời điểm này", anh Vinh chia sẻ.

Công nhân tự nguyện xin nghỉ việc hay bị sa thải?

Do có nhiều bất cập trong quá trình làm việc nên phía công nhân cũng đã nhiều lần phản ánh lên Ban Giám đốc và Công đoàn Công ty IIYAMA SEIKI. Công đoàn cũng đã nhận được đơn kiến nghị của công nhân. Vì vậy, phía Công đoàn cũng sẽ có buổi làm việc trực tiếp với công nhân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, cũng như có buổi làm việc trực tiếp với Ban Lãnh đạo và bộ phận nhân sự để giải đáp thắc mắc, có phản hồi chính thức cho phía công nhân.

"Khi nhận được thông báo từ công nhân về những hình ảnh trên bảng tin kèm quyết định sa thải với hai công nhân Vinh và Thuận vào lúc 22h00 ngày 23/9, tôi cũng đã có mặt ở Công ty vào 22h30 cùng ngày để xác minh thông tin cũng như động viên và trấn an lại tinh thần làm việc của các công nhân làm ca đêm. Hiện tại, Công đoàn cũng đang thu xếp làm việc với Ban lãnh đạo Công ty về những thông tin phản ánh của công nhân. Hai công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định và đang trong thời gian chờ giải quyết mọi chế độ cũng như quyền lợi. Những hình ảnh "bạo lực" kèm quyết định sa thải như trên bảng tin, Công đoàn Công ty sẽ có trách nhiệm làm rõ để giải đáp thỏa đáng cho người lao động", đồng chí Bùi Quang Phú - Chủ tịch Công đoàn Công ty YAMA SEIKI cho biết.

Được biết, số ngày công làm 1 tháng theo quy định của Công ty là 24 công. Vì lí do sức khỏe, hai công nhân trên đã nghỉ đến 10 công/tháng nhưng đều có đơn xin phép và được sự đồng ý.

"Trước khi xảy ra vụ việc dán thông báo trên bảng tin, theo tinh thần cuộc họp với Giám đốc và các bên liên quan về hai công nhân này, ghi nhận trong quá trình làm việc vì lí do sức khỏe họ đã có những ngày nghỉ không hưởng lương, đều có đơn xin nghỉ kèm sự đồng ý của Trưởng Phòng sản xuất và Trưởng Phòng nhân sự trong những ngày nghỉ đó", đồng chí Phú cho biết thêm.

Cũng trong cuộc họp đó, đồng chí Phú và các bộ phận liên quan đều không đồng tình với quyết định sa thải hai công nhân của Ban Lãnh đạo Công ty vì không đúng với quy định của pháp luật. Ngay sau cuộc họp, dưới sự phiên dịch của Trưởng phòng Nhân sự, quyết định sa thải 2 công nhân đã được Giám đốc thay bằng việc không tăng lương.

Người quản lý trực tiếp của hai công nhân - Trưởng phòng Sản xuất cũng xác nhận thông tin về thông báo và hình ảnh bạo lực trên bảng tin, đồng thời có ý kiến lên bộ phận nhân sự.

Hình ảnh bạo lực đã được gỡ khỏi bảng tin của Công ty vào sáng sớm 24/9. "Hai công nhân xin nghỉ việc có thái độ chấp hành tốt công việc được giao, khi nắm được nguyện vọng muốn xin nghỉ việc cũng như lí do nghỉ việc của hai công nhân trên, tôi xác nhận hai công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc, chuyển Phòng nhân sự để giải quyết mọi chế độ theo đúng quy định của pháp luật", đại diện Phòng Sản xuất nói.

Bộ phận nhân sự Công ty cũng đã xác định việc hai công nhân Vinh và Thuận đã nộp đơn xin nghỉ việc, hiện Phòng nhân sự cũng đang làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ lương cũng như bảo hiểm cho hai công nhân.

Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục thông tin.

Được biết, Công ty IIYAMA SEIKI có địa chỉ tại số 5 đường Đông Tây, Khu Đô thị, công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Công ty hiện có 80 lao động, với ngành nghề kinh doanh - sản xuất chính là máy tiện NC, gia công mài hình trụ, mài vô tâm, lắp ráp.
Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ...

Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống

Thu nhập của công nhân hiện còn thấp, nhiều công nhân mức thu nhập chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu. Để trang trải ...

Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca

Dù chấp nhận dành ít thời gian chăm sóc gia đình, con cái để lựa chọn tăng ca, cuộc sống gia đình của nhiều công ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9

Người lao động -

Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

AI chưa trực tiếp cướp việc của giáo viên Video

AI chưa trực tiếp cướp việc của giáo viên

Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Đời sống -

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Đời sống -

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Đời thợ -

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Đời sống -

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Đời sống -

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Đời sống -

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Gặp những nông dân miền Tây làm công nhân phụ việc trên công trường cao tốc

Đời sống -

Gặp những nông dân miền Tây làm công nhân phụ việc trên công trường cao tốc

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương

Người lao động -

NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương

Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, lý do chủ yếu khiến 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ngừng việc tập thể,chưa trở lại sản xuất là đa số không đồng tình với việc Giám đốc xưởng tự quyết định sản phẩm của các tổ sản xuất khi tăng lương.