"Ai có việc gì làm cho mình theo với"
Đời sống - 09/09/2020 08:46 Minh Hoàng
"Sao tìm một công việc khó vậy trời?" Cảnh giác lừa đảo tìm việc làm "Nắm tay người yêu cũng thích, nhưng nắm cái này thích hơn" |
Thất nghiệp, chị công nhân trong ảnh thường xuyên phải ăn mì gói thay cơm. Tìm việc làm khu vực lao động tự do lúc này là một lựa chọn đúng để bảo đảm cuộc sống. Ảnh của bacgiang.tv.vn |
Một bạn viết dòng tút như thế trên mạng xã hội công nhân, hòa vào rất nhiều thông tin tìm việc làm khiến tôi suy nghĩ. Cùng với tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp, có vẻ nhiều bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì.
Các doanh nghiệp hiện đang rất khó khăn, khả năng tuyển dụng không cao. Trong khi xã hội vẫn có nhu cầu việc làm, dù khu vực này công việc mang tính thời vụ, bấp bênh. Nhưng khả thi hơn.
Nhiều năm qua, mặc dù vẫn còn một tỷ lệ nhất định, nhưng dường như có sức khỏe, tuổi còn trẻ, có trình độ lớp mười trở lên, không đến nỗi lười, ngại khổ thì không thể nào thất nghiệp được.
Một dãy phòng trọ công nhân vắng hoe. Nhiều người mất việc đã về quê, ai còn trụ lại đang rất vất vả lo toan cho cuộc sống. Ảnh của congdoan.vn |
Mấy chục năm đổi mới, hàng chục vạn các loại hình doanh nghiệp được thành lập, đi vào hoạt động, mang lại công ăn việc làm cho nhiều triệu lao động. Mỗi doanh nghiệp trực tiếp mang lại việc làm cho người công nhân, đồng thời gián tiếp mang lại nhiều việc làm khác cho xã hội. Trong chuỗi sản xuất, dịch vụ ấy, tất cả đều “mọc ra” việc làm.
Nhưng đó là chuyện năm ngoái, năm kia...
Đại dịch Covid-19 làm mọi thứ đảo lộn, thay đổi. Sản xuất đình đốn, mọi khâu trong sản xuất, lưu thông bị ách tắc. Hàng triệu công nhân mất việc, giãn việc, nghỉ việc luân phiên. Hầu hết người lao động bị ảnh hưởng thu nhập. Người giảm một ít, người giảm một nửa, người mất hoàn toàn. Tiền ít, người tiêu dùng cân nhắc trước mỗi khoản chi tiêu, hàng quán ế ẩm...
Dự báo từ nay đến cuối năm, mỗi tháng tiếp tục có hàng chục nghìn công nhân thất nghiệp. Tìm việc gì để tồn tại qua giai đoạn khó khăn này là bài toán khó đối với hàng vạn công nhân. Ảnh của tapchitaichinh.vn |
Mất việc, nhiều người về quê chờ thời; nhiều người chuyển sang tập tành buôn bán, kinh doanh; nhiều người tạm thời sống bằng khoản trợ cấp thất nghiệp ít ỏi; còn phần lớn ngày ngày “vác đơn” đi xin việc. Đích đến vẫn là các doanh nghiệp. Nhưng số được tuyển dụng không nhiều. Như bạn viết tút tôi lấy làm nhan đề bài viết này, tôi hiểu bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn có người trả lương.
Đó là các công việc thời vụ, , không có bảo hiểm. Ai có việc, cần lao động đánh tiếng là làm. Bạn nam có thể làm thợ hồ, bưng bê, chở hàng; bạn nữ có thể nhận làm việc tại nhà, quét dọn, nấu cơm; trẻ và có trình độ sư phạm có thể làm gia sư... Ai có nhu cầu, “ới” một tiếng là theo. Làm gì cũng được vì phải có tiền để sống.
Người công nhân mất việc, giãn việc mà vẫn trụ lại ở các xóm trọ lúc này đang vô cùng vất vả. Không phải ai cũng có thể về quê, và không thể về quê thì bằng mọi cách phải làm gì để tồn tại. Độc thân còn có thể “nhịn đói nằm co”, chứ có con thì kiểu gì cũng phải ăn, phải cho chúng đi học.
Thị trường lao động tự do là lời giải cho bài toán việc làm với nhiều bạn công nhân thất nghiệp lúc này. Ảnh của baohiemxahoi.vn |
Dịch bệnh lần thứ hai trong cộng đồng có vẻ đã được kiểm soát tốt, dù nguy cơ vẫn còn. Nhưng tác động của nó được dự báo sẽ dài lâu, ít nhất cũng phải tính bằng năm chứ không thể một số tuần hay một vài tháng. Mỗi tháng tới đây có thể lại thêm hàng chục nghìn người thất nghiệp.
Tôi không có ý “ảm đạm hóa” bức tranh việc làm. Đó là một thực tế. Và là thực tế thì cả bạn và tôi đều không tránh được. Chúng ta chỉ có cách đối mặt và vượt qua. Đây cũng không phải thời điểm để “kén cá chọn canh” trong vấn đề việc làm.
Do đó, dòng tút bạn công nhân viết “Ai có việc gì làm cho mình theo với”, tôi cho là một cách suy nghĩ về tìm việc tích cực lúc này.
Mong bạn sớm tìm được công việc phù hợp, có thu nhập để bảo đảm đời sống.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Một năm học mới lại bắt đầu. Người đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi