Xót xa hoàn cảnh của chị em Thi và Thơ: Mong điều kỳ diệu sẽ đến
Người lao động - 04/05/2020 18:43 Giang Hà
Bà Kiệm, mẹ của Thơ không kìm nén được xúc động mỗi lần chăm sóc con gái. |
“Thơ ơi! Thơ! Tỉnh lại đi con. Tỉnh lại nhìn mẹ này”.
Người mẹ vừa lấy khăn lau mặt cho con, nước mắt vừa chảy dài trên má khiến ai nhìn thấy cũng cảm thấy xót xa. Đứa em đứng ngoài vội chạy vào đưa mẹ ra ngoài để không xúc động, làm ảnh hưởng đến chị. Hai mẹ con lại ôm nhau khóc, nhìn Thơ qua cánh cửa. “Chị ơi sao lại ra đến nông nỗi này. Tỉnh lại về nhà với Thi và mẹ đi chị Thơ ơi”.
Những ai có mặt tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện E lúc này đều ái ngại cho hoàn cảnh éo le của bệnh nhân Chu Thị Thơ, 27 tuổi (ở xóm 2, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An) mới chuyển đến.
Thơ sinh ra trong gia đình có 3 chị em, bố mất sớm, chị gái lấy chồng ở tận Đồng Nai nên nhà chỉ còn 3 mẹ con nương tựa vào nhau. Bà Kiệm, mẹ của Thơ và Thi lại quanh năm đau ốm. Ngoài mấy sào ruộng cằn cỗi, Thơ là lao động chính lo kinh tế trong nhà. Hồi còn sinh viên, Thơ rất thương mẹ nên đã vừa học vừa đi làm tích cóp tiền hằng tháng để gửi về đỡ đần mẹ và em. Năm 2016, Thơ tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp nhưng vì cuộc sống khó khăn, muốn để Thi yên tâm học Đại học Y khoa Vinh nên Thơ chấp nhận đi làm công nhân phụ mẹ nuôi em.
Theo thông tin từ Thi, em trai Thơ, chị mình mới chuyển việc, đi làm công nhân được 2 tháng tại Công ty Linh kiện Điện tử SEI trong Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long thì bị xảy ra tai nạn.
“Khoảng 21h30 phút ngày 25/4, em đang ở nhà làm luận văn tốt nghiệp thì nhận được tin có người từ ngoài Hà Nội báo chị Thơ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Cả hai mẹ con rụng rời chân tay. Họ nói tình trạng chị gái rất nặng. Mẹ và em luống cuống chạy đi vay mượn khắp xóm làng mới được 15 triệu tiền mặt, vội vàng bắt xe ra ngay trong đêm. Mẹ khóc và gọi tên Thơ suốt từ đấy”.
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, với tình trạng của Thơ như hiện tại gia đình không biết sẽ xoay sở ra sao. |
Lúc đầu Thơ được chuyển đến Trung tâm cấp cứu của Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. Khi Thi và mẹ ra tới Hà Nội thì Thơ đã được chuyển về Bệnh viện E do tình trạng quá nặng. Người nhà không có mặt kịp để làm thủ tục, ưu tiên việc cứu người, các bác sĩ trong viện đã tiến hành xong ca phẫu thuật cắt lách, mổ sọ não để lấy máu tụ ngoài màng cứng. Khi vào đến nơi, chưa kịp gặp chị thì Thi phải ký luôn giấy cam đoan để tiến hành phẫu thuật tiếp ca chấn thương sọ não suốt từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng ngày 26/4.
Phẫu thuật thành công, bệnh viện yêu cầu đóng trước viện phí 23 triệu. Thi và mẹ đếm lại số tiền trong túi, mười lăm triệu tròn vay nóng ở quê đã đi xe hết ba trăm. Số tiền còn thiếu khá nhiều. Cảm thương trước hoàn cảnh éo le của gia đình, Bệnh viện đồng ý để bổ sung sau.
Hiện tại, may mắn là Thơ đã qua giai đoạn nguy hiểm nhất. Ngày 3/5, Thơ được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Thần kinh, không phải thở bằng máy nữa, chuyển qua thở oxi bằng gọng kính nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ, chưa thể nói trước được điều gì. Bác sĩ cho biết tình hình sức khoẻ của bệnh nhân phải chờ bình phục qua từng giai đoạn, muốn như vậy gia đình cần chuẩn bị số tiền viện phí lớn để đồng hành.
Thi cho biết: Mới hơn tuần nay, tổng số tiền điều trị đã lên đến 80 triệu. Gia đình phải vay mượn khắp nơi. Anh em ở quê cũng chẳng có nhiều nên phải vay cả lãi tín dụng bên ngoài. Hiện tại, mọi nguồn lực đã được huy động hết. Kinh tế gia đình kiệt quệ. Thi với mẹ đang lo lắng từ ngày mai chi phí điều trị, mua thuốc cho chị không biết sẽ trông cậy vào đâu.
“Đến nay Thơ nằm viện cũng được một tuần, ngày nào mẹ cũng ngồi nhìn chị và khóc. Mẹ chỉ lo Thơ có mệnh hệ gì thì em và mẹ biết sống làm sao. Em giục mẹ đi nghỉ một lát nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ sợ nhỡ chị Thơ tỉnh lại, mở mắt ra mà không nhìn thấy mẹ đâu”.
Khi sự việc xảy ra, công ty nơi chị gái làm có gọi điện cho Thi thông báo sẽ hỗ trợ chi phí tiền viện, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa có tin tức cụ thể nào.
Từ lúc Thơ nằm viện, anh rể trong Nam nhận tin có ra hỗ trợ Thi và mẹ được mấy ngày, hôm qua phải bay vào Sài Gòn để tiếp tục công việc. Giờ chỉ còn hai mẹ con thay nhau chăm nom. Mẹ trông ban ngày còn Thi trực ca đêm. Phân công là vậy nhưng cả hai chẳng lúc nào rời Thơ. “Ngày nào mẹ ngồi nhìn chị cũng khóc, chẳng buồn ăn uống gì. Hai mẹ con ở trong khu trọ của bệnh viện, chi phí thuê phòng hết 30 nghìn một ngày. Từ hôm nhập viện đến nay có đồng nào đều dồn vào điều trị cho Thơ, còn em chỉ dám mua bánh mỳ không ăn cho đỡ đói, có bữa hai mẹ con còn nhường nhau. Mấy hôm nữa hết tiền thuê trọ em cũng không biết về đâu, chắc chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh với chị hoặc ngủ ngoài ghế đá”, Thi lo lắng. Còn về vụ tai nạn, Thi chỉ nghe thông tin do chị va chạm với người đi xe máy, họ bị thương cũng được đưa đi cấp cứu nhưng tình trạng nhẹ hơn, đã xuất viện.
Ông Tạ Khánh Hảo, Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An cho biết: Gia đình bà Kiệm hiện tại thuộc hộ cận nghèo, hoàn cảnh gia đình lại rất khó khăn. Em Thơ là lao động chính trong nhà. Khi biết thông tin em bị tai nạn, chính quyền địa phương cũng đang vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quyên góp, giúp đỡ.
Hiện tại, Thơ là chỗ dựa chính của cả gia đình. Mẹ thì già yếu, Thi vẫn đang hoàn thiện luận văn để chờ ngày tốt nghiệp chuẩn bị ra trường. Nếu Thơ có vấn đề gì, không rõ cuộc đời mấy mẹ con em sẽ ra sao. Đôi mắt Thi đỏ hoe, khoé mắt ầng ậc nước nhìn về phía trước. Tiếng nấc nghẹn đã xen lẫn câu nói không rõ thành lời.
Mẹ con bà Nguyễn Thị Kiệm rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tấm lòng hảo tâm để em Chu Thị Thơ và gia đình vượt qua khó khăn.
Mọi sự ủng hộ xin liên hệ đến số điện thoại của anh Chu Minh Thi : 0941.554.996.
Địa chỉ: xóm 2, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
STK: 0101001231864 tại Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh TP. Vinh, Nghệ An.
Hoặc liên hệ đến Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua số Hotline: 0866.686.115. Địa chỉ: 175 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc