Vì sao Hà Nội 5 ngày liên tiếp cảnh báo ô nhiễm ở mức cao vào buổi tối?
Đời sống - 07/06/2020 15:55 Ý YÊN (T.H)
Vào ban đêm, chất lượng không khí tại TP Hà Nội ở mức xấu - Ảnh: PAMAir |
Chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua đang có dấu hiệu xấu đi, đặc biệt là buổi sáng sớm và chiều tối. Nồng độ bụi mịn PM2.5 cũng tăng dần. Điển hình là các khu vực: Ba Đình (AIQ là 353), Định Công (304), Bà Triệu (301), Ô Chợ Dừa (295) và Đại La (292).
Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội cũng ghi nhận AQI tại nhiều nơi đạt ngưỡng vàng và cam – mức cảnh báo nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh lý hô hấp mãn tính bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đáng chú ý, mức độ ô nhiễm không khí càng về chiều tối càng tăng lên. Theo kết quả ghi nhận của hệ thống PAMAir vào tối 6/6, tại 76 điểm đo tại Hà Nội có 52,6% điểm đo ở ngưỡng xấu, trên 30% ở ngưỡng rất xấu, 6,6% ở mức nguy hại, 10,5% ở ngưỡng kém. Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cũng vượt gấp chục lần tiêu chuẩn.
Trang Air Visual xếp TP Hà Nội đứng thứ 1 trong 10 thành phố trên thế giới có chỉ số AQI là 318, gần gấp đôi các thành phố ô nhiễm còn lại.
Theo ông Hoàng Dũng, Giám đốc Công ty D&L, đơn vị sở hữu ứng dụng đo chất lượng không khí PAM Air cho biết, nguyên nhân của tình trạng này do hiện tượng đốt rơm rạ sau mùa gặt tại vùng ven đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Xu hướng ô nhiễm xảy ra từ chiều tối, tối đến đêm, buổi sáng thì được cải thiện.
“Đây là vấn đề đến hẹn lại lên từ nhiều năm qua, nhưng chưa được cải thiện, tình trạng ô nhiễm không khí tại các điểm đo thường gắn liền với hoạt động đốt ngoài trời không kiểm soát, trong đó có đốt rơm rạ”, ông Hoàng Dũng cho biết.
Theo ông Dũng, nếu như chính quyền địa phương không sớm có các quy định liên quan và thực hiện thu gom, tái sử dụng rơm rạ thì tình trạng đốt rơm rạ sẽ vẫn tiếp diễn, kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí lên cao.
Clip: Vì sao Hà Nội nhiều ngày liên tiếp ô nhiễm về đêm (nguồn: VTC)
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, hoạt động đốt rơm rạ đã gây hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết, có thể tạo ra hợp chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Trước tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từng đề xuất, cấm đốt rơm rạ trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (vừa được trình Quốc hội).
Theo các chuyên gia môi trường, việc xử phạt đốt rơm rạ gây ô nhiễm khó khả thi trong thực tế. Vì vậy, trước hết cần tập trung tuyên truyền nhận thức cho người dân thấy được tác hại của việc đốt rơm rạ với chính bản thân họ. Ngoài ra, có thể thiết lập một đường dây nóng để người dân báo về khi phát hiện hoạt động đốt rơm rạ, đốt rác, giúp cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”