Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan bức xúc
Đời sống - 17/09/2022 16:46 MAI LIỄU
Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động |
Hằng ngày, có rất nhiều lời mời chào vay vốn qua tin nhắn điện thoại, mạng xã hội Facebook, Zalo. Ảnh:ML |
Trả xong nợ như được sống lại
Nhớ lại quãng thời gian bị đòi nợ kiểu khủng bố, anh Hoàng Tuấn, công nhân một công ty ở KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An chưa dứt nỗi ám ảnh.
Anh kể, năm 2021, anh quyết định rời Đắk Lắk về quê làm việc. Thời điểm ở trong đó do túng thiếu nên anh phải bán chiếc xe máy với giá 7 triệu đồng để trang trải cuộc sống và có tiền về quê. Khi về, anh xin vào làm việc tại một công ty trong KCN Nam Cấm, cách nhà 8 cây số. Đi làm trở lại nhưng không có xe máy nên anh phải vay tiền để mua xe.
Không thể vay ngân hàng, anh em họ hàng hay bạn bè, qua Facebook, thấy một người chị trong xã làm nhân viên của một công ty tài chính, chuyên đăng thông tin cho vay tiền nhanh chóng, giải ngân trong ngày, thủ tục đơn giản, chỉ cần chụp chứng minh nhân dân gửi qua Meserger là được, anh Hoàng Tuấn liền liên hệ để vay tiền. Rất nhanh chóng, anh được chuyển cho vay 18 triệu đồng, hợp đồng được làm sẵn gửi qua tin nhắn Meserger, anh chỉ cần nhắn tin xác nhận đồng ý mà không cần phải ký.
Theo hợp đồng, 18 triệu tiền vay sẽ phải trả trong 3 tháng, tháng đầu tiên phải trả 550 nghìn đồng tiền lãi, tháng thứ 2 tăng lên 750 nghìn đồng và tháng thứ ba là 1 triệu đồng tiền lãi và 18 triệu đồng tiền gốc.
Đi làm tháng đầu tiên, mức lương của anh Tuấn chỉ được 5,5 triệu đồng, trừ đi các khoản còn được 4,8 triệu đồng, trong khi anh là con trai một phải lo các chi phí sinh hoạt trong gia đình cho cha mẹ già yếu.
Tín dụng đen hiện diện thường xuyên trong các hội nhóm của công nhân lao động và khi công nhân túng thiếu sẽ dề dàng tìm đến những lời mời chào. Ảnh: ML |
Tháng đầu tiên chưa trả được nợ, anh Tuấn trao đổi với người cho vay về khả năng cuối năm mới trả được. Vậy là người cho vay thông báo đã chuyển hồ sơ của anh sang một công ty giám sát và đòi nợ độc lập.
Từ đây, họ nhắn cho anh về việc phải nhanh chóng trả nợ và khoản nợ của anh đã được tính sang cách khác, đó là vay 1 triệu mỗi ngày chịu lãi suất 3.000 đồng, 18 triệu thì mỗi ngày chịu lãi 54.000 đồng, một tháng khoảng 1.620.000 đồng. Khi anh Tuấn đang hoang mang về cách tính lãi này và trả lời chưa thể trả nợ thì các đối tượng liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần anh và người thân trong nhà, các đối tượng còn dọa sẽ đến nhà, đến công ty anh quậy phá khiến anh vô cùng lo lắng.
Gần 3 tháng như vậy, xác định không thể chờ góp lương để trả nợ và càng chờ thì lãi suất càng tăng cao, anh Tuấn ngậm ngùi năn nỉ một người thân cho vay tiền trả nợ, may mắn là họ cho vay. Ngoài tiền gốc, tiền lãi, các đối tượng còn yêu cầu anh Tuấn trả cả tiền công đòi nợ, tổng khoản tiền phải trả sau gần 4 tháng vay là hơn 25 triệu đồng.
Anh Tuấn than thở: “Phải vay tiền với lãi suất “cắt cổ”, tôi cũng rất hối hận, rất tiếc nhưng đáng sợ nhất là gần 4 tháng mất ăn mất ngủ, họ đòi tiền cả ngày, cả đêm. Tôi đi làm về đã mệt, mẹ đau, rồi bị đòi tiền kiểu “khủng bố” khiến tôi chán nản, bất lực và ám ảnh. Khi trả được nợ, nhận được tin nhắn xóa nợ trên điện thoại, tôi như được sống lại. Giờ đây dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua, tôi rất mong công nhân lao động đừng mắc bẫy tín dụng đen”.
Nhiều công nhân khổ sở vì tín dụng đen
Chị N., phụ trách nhân sự Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (KCN VSIP - Nghệ An) bức xúc cho biết, trong hai tuần qua, chị liên tục nhận được các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu nhắn cho một công nhân tên Bính trong công ty trả nợ, dù công ty không có công nhân nào tên như vậy. Các đối tượng nhắn tin liên tục bằng nhiều số điện thoại và thách thức, đe dọa khiến chị không dám nghe và nhận tin nhắn từ các số điện thoại lạ.
"Công ty có 1.500 công nhân lao động. Tôi làm nhân sự nên sẵn sàng nghe cuộc gọi đến từ các số điện thoại lạ. Nhưng có thời điểm không dám nghe máy vì sợ các đối tượng đòi nợ gọi và chửi bới. Nhiều năm làm công tác nhân sự ở các công ty lớn, có đông công nhân lao động nên tôi cũng quen với việc đòi nợ kiểu “giang hồ” của các tổ chức tín dụng đen, nhưng cũng thấy rất phiền và đôi lúc sợ” - Chị N. nói.
Cũng theo chị N., thực tế nhiều công nhân vay nợ các tổ chức tín dụng đen, họ cũng không chia sẻ với lãnh đạo công ty, chỉ nói chuyện với các công nhân khác hay tổ trưởng. Có công ty tài chính khi cho vay thì yêu cầu phải có bản sao hợp đồng lao động, nhiều công nhân lên nhờ bộ phận hành chính nhân sự photocopy hợp đồng nhưng họ cũng không nói lý do. Có những trường hợp, các đối tượng gọi điện đòi nợ nhưng công nhân đó đã xin nghỉ việc từ lâu, hoặc không có tên công nhân đó trong Công ty. Phía Công ty đã trả lời nhưng các đối tượng đòi nợ vẫn gọi điện, nhắn tin dai dẳng.
Chị N. nhận các tin nhắn dọa dẫm, yêu cầu công nhân trả nợ. Ảnh: ML |
Chị N cũng chia sẻ sự phiền phức khi Công ty nhiều lần phải nhận các văn bản đòi nợ do các công ty luật – đơn vị được ủy quyền giải quyết tranh chấp nợ cho các công ty tài chính gửi đến yêu cầu công nhân trả nợ.
Cũng chung tình trạng công nhân vay nợ, đồng nghiệp công ty bị liên lụy, đồng chí Đoàn Văn Thủy – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kido Vinh, đóng tại huyện Đô Lương cho biết, công ty này có hơn 3.600 công nhân lao động, các bộ phận quản lý trong Công ty, công đoàn đều đã từng nhận các cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu nhắn công nhân trả nợ. Tình trạng này khiến cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty thấy phiền phức, thế nên mọi người cũng sợ bị lộ các thông tin cá nhân như số điện thoại, số chứng minh nhân dân,...ra ngoài.
Trong tháng 8, công ty có khảo sát về tình hình vay nợ của người lao động tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, có 172 người vay từ các cá nhân, tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay, có thể gọi là tín dụng đen, một số công nhân không muốn chia sẻ nên con số thực tế có thể còn cao hơn.
Đồng chí Thủy cho biết, nhu cầu vay vốn của công nhân lao động là rất lớn, họ gặp những khó khăn trong việc vay ở các ngân hàng, công ty tài chính được cấp phép nên đã lựa chọn tín dụng đen. Từ đó phải chịu cảnh lãi suất cao và bị đòi nợ liên tục kiểu “khủng bố”.
Mong gói 20.000 tỷ đồng sớm triển khai
Trong tháng 8 vừa qua, đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Minh Dũng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng của công nhân lao động.
Tại buổi làm việc này, đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng trong công nhân lao động trên cơ sở số liệu báo cáo của 16 đơn vị huyện, ngành. Cụ thể, số lượng công nhân lao động tại công đoàn các doanh nghiệp đang vay vốn là 3.547 người, trong đó vay tại ngân hàng là 2.771 người, vay tại các tổ chức khác là 577 người, vay tại các tổ chức tín dụng đen là 199 người.
Số công nhân lao động tại công đoàn các doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn là 3.513 người. Từ nhu cầu trên, đoàn viên, người lao động mong muốn tìm hiểu về gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỷ do Tổng LĐLĐ Việt Nam với hai công ty tài chính của ngân hàng VP Bank và HD bank triển khai. Cụ thể là số tiền tối đa, tối thiểu được vay, lãi suất vay, thời hạn vay, hình thức trả lãi, trả gốc, đối tượng được vay, ...
Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam khảo sát nhu cầu hồ trợ tín dụng của công nhân lao động Nghệ An. Ảnh: HOÀNG YẾN |
Đại diện các công đoàn cơ sở doanh nghiệp tham dự buổi làm việc đều nêu mong muốn Tổng LĐLĐ Việt Nam và hai công ty tài chính của các ngân hàng nhanh chóng triển khai gói tín dụng, tạo điều kiện vay vốn cho công nhân lao động với lãi suất thấp, kịp thời, đơn giản hóa thủ tục. Công nhân vay ngân hàng thường đòi hỏi nhiều thủ tục trong khi vay tín dụng đen thủ tục đơn giản nhưng lãi suất cao, gặp nhiều "bẫy" và để lại nhiều hệ lụy tiêu cực.
Giải đáp những mong muốn, kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Nhà nước, hai công ty tài chính đã trao đổi những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp người lao động tiếp cận được với gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỷ đồng. Các công ty cũng mong muốn sớm hoàn thiện khảo sát nhu cầu vay vốn của công nhân tại các địa phương để có kế hoạch triển khai gói tín dụng kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của công nhân.
Đồng chí Vương An Nguyên - Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An cho rằng, việc Chính phủ chỉ định hai ngân hàng phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai gói tín dụng hỗ trợ cho công nhân lao động là hết sức thiết thực, ý nghĩa, giúp công nhân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để trang trải cuộc sống, yên tâm làm việc, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Công đoàn KKT Đông Nam sẽ tuyên truyền về chương trình tín dụng này đến các công đoàn cơ sở và công nhân lao động. Đồng chí Vương An Nguyên cũng bày tỏ mong muốn chính sách sớm được triển khai, thủ tục đơn giản, minh bạch, uy tín, không rườm rà, tạo điều kiện tối đa cho công nhân lao động.
Công nhân khổ sở vì tín dụng đen Bộ Công an thông tin, đã xử lý hơn 2.700 vụ tín dụng đen, khởi tố gần 2.000 vụ với 4.000 bị can, trong đó ... |
Gói vay 20.000 tỉ đồng cho người lao động để xoá tín dụng đen Theo đồng chí Đào Minh Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Thống đốc Thường trực ... |
Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề