Tiêu điều khu tái định cư di dân khẩn cấp 26 tỷ đồng giữa miền Tây xứ Nghệ
Đời sống - 03/11/2019 15:56 Duy Ngợi
Cảnh tiêu điều, hoang tàn tại khu tái định cư bản Quăn - Ảnh: Duy Ngợi |
Theo quyết dịnh phê duyệt năm 2011, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư (TĐC) để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai sạt lở và vùng đặc biệt khó khăn của xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông, Nghệ An) có tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại bản Quăn, xã Bình Chuẩn và do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư.
Những ngày cuối tháng 10/2019, có mặt tại khu TĐC bản Quăn, xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông, Nghệ An) khung cảnh thật đìu hiu, tiêu điều. Đến đầu khu TĐC, chiếc cầu tràn bắc qua khe Chon cũng là con đường độc đạo để vào khu tái định cư này đã bị nước lũ cuốn trôi sau mấy tháng sử dụng.
Vào mùa mưa lũ, nước khe Chon dâng cao khiến khu tái định cư bản Quăn bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Theo người dân địa phương, sau khi đưa vào sử dụng không lâu, cầu tràn qua khe Chon để vào khu tái định cư bị lũ cuốn trôi nên giao thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, cuối năm 2017, một người dân trong lúc cố vượt suối này đã bị nước lũ cuốn trôi tử vong.
Giao thông bị chia cắt vào mùa mưa lũ nên nhiều hộ dân sau khi vào khu tái định cư sinh sống đã bỏ lại đất đai, nhà cửa tìm về chốn cũ. Thời điểm phóng viên có mặt, tại khu tái định cư bản Quăn chỉ có hai gia đình sinh sống.
Một góc khu tái định cư bản Quăn - Ảnh: Duy Ngợi |
Vừa đi làm nương về, anh Quang Văn Tiến, SN 1987 cho biết đã chuyển đến đây sinh sống được 4 năm. Hiện cuộc sống của gia đình anh Tiến chỉ phụ thuộc vào ít ruộng nương chứ chưa được giao đất rừng sản xuất. Cuộc sống của gia đình rất khó khăn.
Cách đó không xa, chị Vi Thị Bảo (SN 1987) đang ở nhà cùng 2 đứa con thơ nheo nhóc. Chị cho biết, vợ chồng chị mượn làm đất ruộng của bên ngoại, vụ đầu còn được 6-7 bao thóc còn vụ này mất mùa, cả nương lúa chỉ được có 3 bao. Gia đình chị không biết trông chờ vào đâu khi mùa giáp hạt sắp đến.
Cũng theo những hộ dân sống ở đây, cả khu tái định cư bản Quăn có 3 giếng khoan nhưng tất cả đều đục, nguồn nước không đảm bảo để sử dụng.
Căn nhà của gia đình chị Vi Thị Bảo ở khu tái định cư bản Quăn - Ảnh: Duy Ngợi |
Trao đổi với Cuộc sống an toàn, ông Trần Anh Tuấn – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Con Cuông (đại diện chủ đầu tư) cho biết: “Vừa qua, tôi có đi cùng đoàn công tác của Hội đồng dân tộc lên đó. Theo quy mô dự án, tại bản Quăn (xã Bình Chuẩn) sẽ có 60 hộ dân vùng thiên tai, sạt lở dự kiến được di dời. Dự án được triển khai từ năm 2011 với tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng. Hiện tại có 31 hộ dân đã di dời, còn 29 hộ chưa có nguồn vốn giải phóng mặt bằng, xây lắp nên chưa thể đưa người dân vào ở.
Khi đề cập đến thực trạng người dân không mặn mà với khu tái định cư này dẫn đến phần nhiều nhà cửa bỏ hoang, ông Trần Anh Tuấn cho biết: “Không. Theo như điều tra lại, trong tổng số 31 hộ ra đó có một số cũng ở ổn định còn một số hộ do họ đi làm ăn xa nên nhà cửa họ để vậy không có ai trông coi. Còn một số nguyên nhân nữa là do cầu tràn qua khe bị nước lũ cuốn trôi nên người dân cũng ngại đi lại vào mùa mưa lũ.
Cầu tràn độc đạo qua khe Chon vào khu tái định cư bản Quăn bị lũ cuốn trôi sau khi đưa vào sử dụng không lâu - Ảnh: Duy Ngợi |
“Hiện vấn đề cấp thiết nhất là cần có một cây cầu cứng bắc qua khe Chon vào khu tái định cư. Vì theo tìm hiểu thực tế, không chỉ riêng người dân khu tái định cư mới, nhiều hộ dân ở bản Quăn vẫn thường qua vùng này làm nương rẫy. Huyện đang đề xuất, bổ sung cầu dân sinh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tránh bị cô lập vào mùa mưa lũ. Nếu được, huyện sẽ đề xuất đưa cầu này vào dự án Lramp của Tổng cục đường bộ nhưng đề xuất vậy thôi còn bao giờ triển khai được thì còn phải chờ”, đại diện chủ đầu tư nói.
Đó là thực trạng buồn của người dân sống thuộc dự án đường từ thị trấn Con Cuông đi xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông ... |
Hôm nay 11/10, Liên đoàn Lao động huyện Con Cuông (Nghệ An) trao tặng căn nhà gỗ Mái ấm công đoàn ba gian lợp ngói ... |
Lực lượng chức năng huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa thu giữ nhiều phiến gỗ vô chủ do các đối tượng vào rừng khai thác ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”