Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thanh niên Hà Nội đem tò he lên Tây Nguyên

Người lao động - Lê Kung Diễm

Không ít hơn 20 năm, một số chàng trai, cô gái từ làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay là Hà Nội) mang những nét đẹp dân gian của quê hương mình được thể hiện bằng đôi bàn tay tài hoa qua sản phẩm là những con tò he xinh xinh, ngộ nghĩnh lên với trẻ em Tây Nguyên…
thanh nien ha noi dem to he len tay nguyen
Một việc mưu sinh và mang niềm vui đến cho trẻ em.

Dặm đường mưu sinh

Những người hành nghề nặn tò he ở làng Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội lặn lội dặm trường lên Tây Nguyên đã từng trải qua thời gian thâm niên… tôi luyện mới dám “đem chuông đi đánh xứ người”. Những Công viên Thống Nhất, Công viên nước Hồ Tây, bờ hồ Thiền Quang, Hoàn Kiếm, những đoạn đường phố cổ, các địa điểm diễn ra lễ hội (hầu hết ở các tỉnh thành phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng…) đã từng in dấu chân họ và khiến du khách, nhất là trẻ em say mê nhìn ngắm họ trổ tài nặn tượng.

Khỏi phải nói, khi nhìn thấy những con tò he xinh xắn, những gương mặt trẻ thơ sáng lên không thể rời mắt, dời chân mà nằng nặc, giậm chân đòi người thân mua cho bằng được. Mua đâu phải để ăn mà để nhìn cũng no mắt vì rất khéo. Này là hình Tề Thiên, Hằng Nga, hoa, thú… được làm bằng bột nếp xay khô rồi luộc chín, màu sắc tươi tắn. Tò he bây giờ không như xưa có thể hấp cơm ăn bùi bùi vui miệng vì có phẩm màu bằng cây cỏ thiên nhiên… mà thay vào đó là phẩm màu công nghiệp.

Anh Nguyễn T., Nguyễn Văn M., Võ Đ… và nhiều bạn nghề khác đã gắn bó với Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum rất nhiều năm. Anh Đinh Văn T. mới 32 tuổi nhưng đã có thâm niên nặn tò he 18 năm. Đầu tiên anh theo mấy anh trong xã đóng thùng xốp chở dụng cụ lên Tây Nguyên hành nghề, rồi gắn bó với vùng đất đầy nắng gió này. Năm nào anh cũng có mặt ở Buôn Ma Thuột, Kon Tum vài tháng rồi về lại quê.

Anh Nguyễn Văn M., năm nay 38 tuổi nhưng đã có 17 năm tuổi nghề. Vợ anh là chị Nguyễn Thị T., 31 tuổi cũng cùng nghề. Cứ đến mùa khô cao nguyên là vợ chồng anh tạm biệt Hà Nội lên đường nhắm hướng Gia Lai. “Em gửi xe máy theo xe khách từ Hà Nội vào Gia Lai. Đến Pleiku làm nghề. Không có lễ hội gì thì cứ cổng trường, công viên… “đóng đô”. Rày đây mai đó quen rồi. Hết Gia Lai rồi sang cả Đăk Nông, Lâm Đồng. Thường thì gần tết em về quê… ”, anh M. cười tít mắt. Đi làm, chạy mô tô, xe máy hai, ba trăm cây số trong ngày từ tỉnh này qua tỉnh khác là thường. Đến đâu thuê phòng trọ ở lại đó, giá trọ ngày đêm khoảng 80 nghìn đồng, cơm bụi 20 đến 25 nghìn đồng một đĩa…

Theo anh Đặng Văn Đ., người Xuân La vào Tây Nguyên hành nghề nặn tò he có cả chục, trong đó có ba, bốn chị phụ nữ. Có người gửi xe máy theo xe khách cùng đi, có người hành nghề theo kiểu cuốn chiếu. Đến nơi này một tuần, nửa tháng lại sang nơi khác. Có người chạy xe máy từ Bình Định lên Gia Lai rồi sang Đắc Lắc… Dài dài vậy, cuộc hành trình lên cao nguyên và ở lại đó bình quân cũng bốn, năm tháng. Tất nhiên, khi quay về thì túi nghệ nhân tò he đã rủng rỉnh hoặc thẻ ATM đã có thêm số dư.

Trao niềm vui nhận về… thu nhập

Địa điểm hành nghề của nghệ nhân tò he thường là cổng các trường học, công viên… Nhưng “màu” nhất là trong những dịp lễ hội, hội chợ, bởi khách hàng trẻ em rất đông. Ở đâu trên khắp vùng Tây Nguyên này hễ có hội chợ, lễ hội, chắc chắn ở đó có người nặn tò he. Nói không quá, lễ hội ở Tây Nguyên mà thiếu vắng người nặn tò he thì trẻ em… mất vui và ngược lại, không có khách hàng trẻ em thì những điểm nặn tò he sẽ hiu hắt.

thanh nien ha noi dem to he len tay nguyen
Các cháu theo người lớn đi lễ hội đòi tò he cho bằng được.

Anh Nguyễn Duy M. chọn Tây Nguyên để hành nghề vì theo anh ở đây thu nhập rất ổn. Sau khi trừ các chi phí, mỗi tháng anh có khoảng tám, chín triệu đồng. Hôm Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, tháng 3/2019 mới đây, tôi gặp anh Đặng Đình Đ., có thâm niên gần 30 năm nặn tò he, đang hành nghề trong khuôn viên bán cây cảnh, đồ gỗ, đường Nguyễn Tất Thành.

Đôi tay anh thoăn thoắt cứ như “hớp hồn” cả người lớn chứ đừng nói trẻ con. Loáng một cái, ngắt bột, vê vê, nắn nắn bằng hai ngón cái và trỏ bàn tay phải rất điệu nghệ rồi dùng một cái lược ấn ấn, ép ép anh đã cho ra đời… một nàng tiên cá trên cái que tre; rồi đến hoa hồng, nàng công chúa, cậu bé, chú mèo máy Đoremon… sinh động. Mỗi tác phẩm đồng giá 15 nghìn. Cái hay là các anh không hề mời gọi khách cũng ghé vào. Tôi quan sát khoảng 5 phút, có 12 cháu bé kéo tay bố mẹ dừng lại… chọn hàng.

Anh D. cho biết, một ngày từ sáng đến tối, anh sản xuất hơn 100 sản phẩm, tổng doanh thu 1,5 triệu đồng. Trừ các chi phí xăng xe, nghỉ trọ, ăn uống, lai rai với bằng hữu thỏa thuê, sau một tuần anh lận túi chắc khoảng… 10 triệu đồng. Con số này tôi nghĩ còn khiêm tốn. “Xong Lễ hội cà phê là em đến Cư Jút, Đăk Nông. Bên ấy sắp có hội chợ”, anh Đ. hồ hởi. Thu nhập như vậy kể ra cũng ổn. Nhưng hỏi chuyện vài người họ cũng không giấu được nỗi buồn khi phải dặm trường dong ruổi.

Xa gia đình vài tháng trời, giao con nhỏ cho vợ trông nom, nhắc nhở học hành. “Lo lắm nhưng vì cuộc sống thôi anh ơi. Thương nhớ vợ con chứ! Trở về phải bù đắp cho con nhỏ bằng cái quà này quà nọ nhưng xem ra cũng chả thấm vào đâu…”, anh T. nói, giọng buồn buồn…

Anh Nguyễn Duy M. chia sẻ: “Thấy trẻ con mừng khi cầm trên tay sản phẩm mình cũng vui lây… Có lần hai cháu bé trai khoảng 5, 6 tuổi, ở Chư Sê, Gia Lai, cứ đứng chắp tay sau lưng nhìn em làm không chớp mắt. Trông hai cu cậu tròn mắt tỏ vẻ thèm thuồng… Thấy tội, em cho hai con tò he siêu nhân. Hai cu cậu cầm lấy ù chạy, miệng líu lo không rõ tiếng. Hôm sau quay lại nữa với một cô bé trạc tuổi… Cũng có khách hàng là trẻ em người dân tộc thiểu số nhưng số này rất ít. Thỉnh thoảng em cũng nặn những con tò he nhỏ giá 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng… khuyến mãi cho các cháu”.

Phiêu bạt, vất vả mưu sinh nhưng bảo tồn được nghề lại có thêm thu nhập hẳn là niềm vui lớn. Trở về quê rồi lại quay lên. Tây Nguyên lúc nào cũng đón chào họ, những nghệ nhân nặn tượng bằng bột nếp!

thanh nien ha noi dem to he len tay nguyen Nỗi lo với bệnh nghề nghiệp

Công nhân dệt may làm việc trong tư thế gò bó, môi trường nhiều bụi và tiếng ồn, dẫn tới nguy cơ mắc một số ...

thanh nien ha noi dem to he len tay nguyen Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình: Vi phạm an toàn điện làm chết người

Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình có trụ sở tại phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất ...

thanh nien ha noi dem to he len tay nguyen Tai nạn tại Công ty Than Mông Dương:Thi công lò bán xiên chưa đảm bảo

Công ty Cổ phần Than Mông Dương chuyên khai thác và thu gom than cứng. Công ty sử dụng hơn 3.000 lao động, trong đó ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Đời sống -

Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Người lao động -

Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Đời sống -

Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

Người lao động -

Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Đời sống -

Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Đời sống -

“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 31/8/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Đời sống -

Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Đời thợ -

Bài 2: Một đời tận hiến với A Vao

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Đời sống -

Bài 3: Không thể thờ ơ với các thiết chế văn hóa cho công nhân Thủ đô

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Đời sống -

Bài 2: Đời sống văn hóa - giải trí của công nhân tại các khu công nghiệp ở Hà Nội

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Đời sống -

Bài 1: Công nhân làm gì sau giờ tan ca?

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Gặp những nông dân miền Tây làm công nhân phụ việc trên công trường cao tốc

Đời sống -

Gặp những nông dân miền Tây làm công nhân phụ việc trên công trường cao tốc

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương

Người lao động -

NLĐ không đồng tình Giám đốc xưởng tự quyết định sản lượng của các tổ khi tăng lương

Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, lý do chủ yếu khiến 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam ngừng việc tập thể,chưa trở lại sản xuất là đa số không đồng tình với việc Giám đốc xưởng tự quyết định sản phẩm của các tổ sản xuất khi tăng lương.

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.