Nỗi lo với bệnh nghề nghiệp
Người lao động - 26/07/2019 10:40 Hoàng Lâm
Công nhân may không đeo khẩu trang rất dễ hít phải bụi sợi vải. |
Những con số đáng lo ngại
Kết quả chiến dịch thanh tra về nâng cao nhận thức pháp luật lao động trong ngành may mặc cho thấy: có 28,29% doanh nghiệp chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả NLĐ; 45,39% doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đầy đủ về số lượng cho NLĐ theo quy định; 20,39% doanh nghiệp không lập sổ theo dõi việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc lập sổ cấp phát nhưng không có chữ ký của NLĐ; 3,2% doanh nghiệp có NLĐ không sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng mục đích công việc.
Về môi trường lao động tại nơi làm việc, có 24,34% doanh nghiệp không tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động định kỳ hằng năm; 9,87% doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc…
Theo số liệu khảo sát trên 1.000 công nhân may tuổi từ 25-35 tại 3 doanh nghiệp ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai của Viện Vệ sinh Y tế cộng đồng TP. Hồ Chí Minh thực hiện trong vòng 4 tháng cho thấy: có 93% công nhân bị mệt mỏi sau lao động; 47% công nhân bị mệt mỏi toàn thân; 16,7% công nhân bị chứng bệnh nặng đầu, nhức đầu; 15,1% công nhân có dấu hiệu kiệt sức; 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt lưng, vùng cổ và bả vai.
Hiện nay, CNLĐ trong trong ngành Dệt May có thể mắc các bệnh: bệnh bụi phổi bông, bệnh giãn tĩnh mạch chân; cơ xương khớp. Ngoài ra còn có bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, viêm da, lãng tai, điếc nghề nghiệp...
Thông tin từ Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho thấy: Ở nước ta, trung bình mỗi năm năm có khoảng 2 - 3 triệu lượt NLĐ được khám sức khỏe định kỳ. Mặc dù tổng số NLĐ được khám sức khỏe định kỳ hằng năm trong giai đoạn 2011 - 2017 đã tăng 1,6 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; tuy nhiên con số này mới chiếm khoảng 20% NLĐ có hợp đồng lao động. Trong khi đó, việc khám sức khỏe định kỳ hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phân loại sức khỏe, phát hiện một số bệnh thông thường. Công tác này cũng chỉ được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp. Công nhân khai thác đá quặng, sản xuất thủy tinh - đồ gốm và công nhân dệt may là nhóm đối tượng dễ gặp phải các bệnh về bụi phổi.
Theo ông Nguyễn Hồng Chiến, Trưởng ban Tuyên giáo, Công đoàn Dệt may Việt Nam: năm 2018, có 116.370/130.427 CNLĐ được khám sức khỏe định kỳ. Và theo báo cáo từ các đơn vị cơ sở (118 CĐCS do Công đoàn Dệt may quản lý) chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, số NLĐ tại các CĐCS do Công đoàn ngành Dệt May quản lý hiện đang rất khiêm tốn so với tổng số lao động trong ngành Dệt May (2,7 triệu lao động tại hơn 8.000 doanh nghiệp).
Từ những số liệu nói trên, có thể thấy rằng, nhiều chủ doanh nghiệp dệt may (nhất là những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp nhỏ) đang lơ là đến quyền lợi của NLĐ. Đặc biệt trong vấn đề cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe NLĐ, nhằm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
Cải thiện điều kiện làm việc - giải pháp hữu hiệu nhất
Việc ngăn ngừa các yếu tố có hại như bụi, tiếng ồn; nhiệt độ; tích cực đầu tư, đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất để giảm gánh nặng thể lực, thay thế CNLĐ tại những vị trí nguy hiểm, có hại là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp trong ngành Dệt May.
Thực tế, thời gian qua, một số doanh nghiệp lớn trong ngành Dệt May đang thực hiện rất tốt công tác cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ như: Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ; Tổng Công ty May Hưng Yên; Công ty CP Dệt May Huế; Công ty CP Quốc tế Phong Phú… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp sản xuất nhỏ chưa thực sự quan tâm đến công tác cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ; để NLĐ làm việc trong môi trường tồn tại nhiều yếu tố có hại. Đặc biệt, khi phát hiện ra các yếu tố có hại thông qua đo kiểm tra môi trường định kỳ nhưng vẫn không có giải pháp xử lý như kết quả thanh tra đã nêu ở trên.
Khám sức khỏe cho CNLĐ tại Tổng Công ty May 10. |
Thông tin từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết: để cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà máy, đồng thời tăng tính cạnh tranh của ngành may mặc, từ năm 2009, ILO và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã triển khai Chương trình Better Work (Việc làm tốt hơn) cho các doanh nghiệp dệt may tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ghi nhận từ 2009 đến nay, mới chỉ có hơn 500 nhà máy và gần 700.000 lao động trong ngành may mặc của Việt Nam tham gia vào chương trình này. Điều này phản ánh sự thiếu quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đến công tác cải thiện môi trường, chăm lo sức khỏe cho NLĐ.
Theo Bác sỹ Vũ Xuân Trung, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp (Viện khoa học ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam): bên cạnh việc tích cực cải thiện điều kiện làm việc để có môi trường lao động an toàn, xanh - sạch - đẹp cho CNLĐ, thì việc thực hiện nghiêm túc công tác khám sức khỏe định kỳ là giải pháp quan trọng để chăm lo sức khỏe cho NLĐ. Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ cũng có thể giúp NLĐ sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp; từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bác sỹ Vũ Xuân Trung cho biết thêm: Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ. Hoặc khám để đối phó với cơ quan chức năng, điều đó thể hiện ở việc chọn cơ sở y tế không có chuyên môn, không đạt chất lượng; chọn gói rẻ tiền nên dẫn đến việc thăm, khám sơ sài… vì thế chưa thực sự giúp NLĐ biết rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trước thực trạng này, Bác sỹ Vũ Xuân Trung cho rằng: các CĐCS trong ngàng Dệt May cần phát huy cao hơn nữa vai trò, tiếng nói của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo sức khỏe đối với NLĐ. Nên đưa nội dung khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp vào TƯLĐTT hằng năm để làm cơ sở pháp lý buộc chủ doanh nghiệp phải thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”