Sông Tô Lịch mỗi ngày hứng trực tiếp 150.000 m3 nước thải sinh hoạt của dân Hà Nội
Đời sống - 12/11/2019 16:35 Vân Anh (T.H)
Mỗi ngày, con sông hứng trực tiếp 150.000 m3 nước thải sinh hoạt của một triệu cư dân thành phố. Dọc khúc sông dài 14 km từ Cầu Giấy đến Thanh Trì có 280 cống xả thải. Những họng cống hình tròn, hình hộp, rộng từ một đến 5 mét, nằm trên thân bờ kè, cách nhau khoảng 50 mét.
Dòng nước đen mà Tô Lịch tiếp nhận chỉ là 1/6 lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày ở Hà Nội. Mỗi ngày, người dân thủ đô giật bồn cầu, nấu ăn, tắm giặt... xả ra khoảng 900.000 m3 nước thải sinh hoạt. Chưa kể, còn khoảng 300.000 m3 nước thải công nghiệp, y tế, làng nghề. Hơn 2.000 cơ sở sửa chữa, rửa xe, kinh doanh xăng dầu thải trực tiếp dầu, mỡ ra hệ thống thoát nước.
Nước thải sinh hoạt mang theo cặn bã hữu cơ, xà phòng, hóa chất, kim loại nặng và vi trùng gây bệnh đổ vào cống chung của thành phố. Chảy qua hệ thống cống rãnh chằng chịt cho đến khi ra mương, sông, nước chuyển màu đen. Lượng dầu mỡ trong nước luôn dao động 0,5-2,5 mg/l, cao hơn quy định cho phép 2-3 lần. Dòng nước ô nhiễm chảy về trạm bơm và bơm ra sông Hồng, sông Đáy, gây ảnh hưởng đến các nhà máy nước sạch khu vực hạ lưu.
Theo thống kê năm 2019 của Công ty Thoát nước Hà Nội, chỉ 22% nước thải được gom qua nhà máy xử lý; 78% còn lại xả thẳng ra sông hồ, kênh mương.
Với hệ thống tiêu thoát nước do "lịch sử để lại", nước thải và nước mưa của Hà Nội hiện chung một đường ống. Trước thực trạng này, GS Vũ Trọng Hồng lo ngại, "những tích tụ của đô thị hóa lẫn công nghiệp như những đợt sóng ngầm, len lỏi dần vào đời sống cư dân thành phố. Cho đến một thời điểm nào đó, nó có thể bùng nổ thành thảm họa không xử lý được nữa".
Ông Hồng phân tích, kim loại hoặc một số chất trong nước thải không qua xử lý ngấm vào đất, nước ngầm lâu năm có thể tích tụ thành chất độc. Chúng quay trở lại đời sống dân cư qua thức ăn, nước uống hàng ngày. "Lúc bùng phát là đại dịch bệnh, hoặc gây ra những căn bệnh quái ác, không đơn thuần là hôi và bẩn nữa", ông nói.
Một đoạn kênh thoát nước ùn ứ đầy rác thải. Ảnh: Ngọc Thành. |
Nhắc đến hệ thống gom chung nước mưa và nước thải nêu trên, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch TP Hà Nội coi là "ăn cơm mới nói chuyện cũ".
Mười năm ông lãnh đạo Hà Nội (1994-2004) là thời kỳ đất nước chuyển mình từ bao cấp sang mở cửa. Công việc ngổn ngang khiến chính quyền thủ đô phải cân nhắc "đặt lên bàn cân việc nào trước, việc nào sau". Miếng ăn, cái mặc được ưu tiên hơn xử lý nước thải.Năm 1998, dự án thoát nước Hà Nội khởi động. Với tổng đầu tư 550 triệu USD từ nguồn vay ODA của Nhật, hệ thống được kỳ vọng sẽ giải quyết úng ngập cho đô thị lõi thủ đô, ranh giới từ sông Tô Lịch đến sông Hồng. Hệ thống cống nội đô dù được nâng cấp, vẫn gom chung nước mưa và nước thải vào cùng một đường ống, rồi xả thẳng ra mương, sông.
"Lúc ấy lấy đâu ra tiền làm? Một ống cống chạy ngầm trong phố đâu phải là chuyện đơn giản", ông Nghiên lý giải.
Việc mà chính quyền làm được khi ấy là "dọn dẹp, cho kè lại mấy con sông". Hai mươi năm sau nhìn lại, ông nhận ra Hà Nội đã chậm trễ nhiều năm trong việc xử lý nước thải. Cách tối ưu, theo ông bây giờ là "dứt khoát cống hóa cả bốn con sông trong nội thành (gồm Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét) để hạn chế ô nhiễm phát tán ra môi trường; không nên phơi mãi ra để người dân thủ đô phải chịu".
"Nước thải, nước mưa không được phân tách thành hệ thống riêng biệt dẫn đến rất nhiều hệ lụy",
Ông Bùi Ngọc Uyên, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết. Các loại chất thải hữu cơ, bùn đất, nước mưa trộn lẫn gây tắc cống, chảy xuống ao hồ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ thống thủy sinh.Kết quả quan trắc các sông nội thành từ 2014 đến 2018 đều cho chỉ số chất lượng nước chủ yếu dưới mức 25, tương đương mức ô nhiễm rất nặng. Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018. |
Năm 2015, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng CECR khảo sát 30 hồ Hà Nội. Kết quả 25 hồ có dấu hiệu ô nhiễm đến ô nhiễm rất nặng. Quanh các miệng hồ Giảng Võ, Nghĩa Tân, Thủ Lệ... nhóm khảo sát đều tìm được 3-6 cống xả thải trực tiếp nước sinh hoạt xuống hồ.
Kết quả quan trắc liên tục từ năm 2014 đến 2018 cho thấy, chỉ số chất lượng nước (WQI) của các dòng sông trong nội thành đều dưới mức 25, tương ứng ký hiệu màu đỏ. Riêng sông Tô Lịch đoạn chảy qua Nghĩa Đô, chỉ số có năm còn xấp xỉ 0, đồng nghĩa với nguồn nước đã bị ô nhiễm rất nặng.
Sáng nay, công việc tháo dỡ các thiết bị làm sạch ở đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã hoàn tất. |
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày, khiến hai trạm xử lý nước thải Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn quá tải, nước thải sinh hoạt ... |
Đơn vị điều hành dự án cho rằng cần phải xả nước thải trong hồ Thanh Lộc Đán ra sông Phú Lộc thì hệ thống ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động