Người lao động tìm việc sau Tết
Người lao động - 10/02/2022 18:31 Ý YÊN
Người lao động chăm chú đọc thông tin tuyển dụng - Ảnh: Ý Yên |
Xin việc không khó
Chạy xe hơn 10 km để tới bảng tuyển dụng tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Linh phân vân trước hàng chục cơ hội việc làm. Sau gần 1 tiếng đọc một lượt các thông tin tuyển dụng, chị cân nhắc xin việc giữa hai công ty về điện tử, mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng.
Chị Linh (SN 1990), từng làm công nhân thời vụ cho một công ty chuyên sản xuất dây điện tại KCN Quang Minh. Bốn tháng trước, hợp đồng hết hạn, chị phải nghỉ việc ở nhà buôn bán lặt vặt. Ra Tết, với mong muốn có một sự khởi đầu mới mẻ, chị mò mẫm lên mạng tìm việc làm trước khi đến bảng tuyển dụng để xem thực tế.
Chị Nguyễn Thị Linh dành nhiều thời gian để đọc các thông tin tuyển dụng - Ảnh: Ý Yên |
“Tôi không muốn làm lao động thời vụ bởi các chế độ sẽ bị thiệt thòi hơn lao động chính thức, từ tiền lương đến các chế độ khác. Tôi mong tìm được việc phù hợp trong lĩnh vực điện tử để gắn bó lâu dài, mức lương từ 6 đến 8 triệu”, chị Linh nói.
Chị tỏ ra nhiều kinh nghiệm trong việc đi xin việc: “Xin được việc không khó, quan trọng là khi vào làm có trụ lại được hay không. Chẳng thể nào xin được việc nhẹ, lương cao, bởi các công ty lương cao sẽ luôn có áp lực riêng”.
Câu nói của chị Linh có vẻ đúng với trường hợp của anh Vũ Văn Thái (SN 1994), quê Hậu Lộc, Thanh Hoá. Tháng 6/2021, anh được nhận vào làm việc tại một công ty lắp ráp linh kiện điện tử, mức lương khá cao nhưng mấy tháng cuối năm, công ty đổi ca liên tục, anh không thích ứng được do sức khoẻ yếu.
Anh Vũ Văn Thái mong muốn tìm được công việc hành chính sau Tết - Ảnh: Ý Yên |
“Mấy ngày đầu đổi ca tôi mất ngủ thường xuyên, không có sức để làm việc. Cứ tình hình này thì sẽ kiệt sức nên tôi quyết định nghỉ, đợi ra Tết kiếm việc hành chính để làm”, nam thanh niên nói và cho biết đã chuẩn bị 2 bộ hồ sơ xin việc.
“Chủ yếu nộp hồ sơ online, phỏng vấn online, nếu được tuyển thì mới nộp hồ sơ gốc”, anh Thái nói thêm.
Nhu cầu tuyển dụng lớn
Chị Đặng Thị Huyền (SN 2000), quê Nghi Lộc, Nghệ An cầm điện thoại chụp các thông báo tuyển dụng. Chị Huyền nói rằng sẽ gửi những hình ảnh này cho một người chị ở quê. “Chị ấy tha hồ lựa chọn bởi thời điểm này rất nhiều công ty tuyển người”, cô gái quê Nghi Lộc cho biết.
Làm việc tại một công ty chuyên sản xuất, gia công thiết bị kiểm soát lưu lượng siêu chính xác với mức lương 10-12 triệu/tháng, Huyền cho biết cảm thấy hài lòng về công việc của mình. Dịp Tết vừa rồi, một người trong làng cũng muốn đi làm công nhân ngoài Hà Nội, Huyền nhiệt tình chụp và gửi các thông báo tuyển dụng cho người ở quê lựa chọn.
Nhiều công ty tuyển dụng công nhân sau Tết Nguyên đán - Ảnh: Ý Yên |
“Dân làng em hầu như đi lao động ở nước ngoài. Chị ấy ở quê đi làm may, thu nhập thấp, em rủ chị ấy ra đây làm, lương cao hơn. Chị ấy hứng thú, đưa cho em một bộ hồ sơ nộp vào công ty của em. Mấy hôm nữa chị ấy ra, mang theo bộ hồ sơ nữa”, Huyền nói và bày tỏ hy vọng người chị của mình sớm được gọi đi phỏng vấn.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, đầu năm 2022 nhu cầu tuyển dụng lao động đang tăng, tập trung ở các ngành nghề may mặc, điện tử, cơ khí, giao nhận hàng…
Một tờ tuyển dụng công nhân tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Ý Yên |
Trong kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn TP Hà Nội năm 2022, UBND TP Hà Nội đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 160 nghìn lao động. Để làm được điều này, TP Hà Nội sẽ rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nguồn lao động trên địa bàn TP trước, trong và sau dịch Covid-19. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về.
Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng công nhân ở Bắc Giang tăng cao Nhu cầu tuyển dụng ở Bắc Giang năm nay tăng cao so với năm trước bởi một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất để ... |
Động viên công nhân lao động hăng say sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Sáng 8/2, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường đã đến thăm, chúc Tết và động viên người lao động hăng say làm ... |
Người lao động phấn khởi trong ngày “khai Xuân, mở máy” đầu năm Sau hơn một tuần nghỉ Tết, công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã trở ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Người lao động - 02/09/2024 14:25
Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi