“Lớp học đặc biệt” của con em lao động nhập cư
Đời sống - 16/07/2023 19:33 TRẦN LƯU
Thấy đứa con gái bây giờ đã biết đọc, biết viết, anh Đoàn Thanh Vân không giấu được niềm xúc động. Anh kể, hơn 6 năm trước, vì kế sinh nhai, gia đình anh đã rời quê (Đồng Tháp) chuyển đến thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức (tỉnh Long An) để đi... bán vé số dạo.
Với nguồn thu nhập ít ỏi, nên dù đã cố gắng tiết kiệm từng đồng nhưng vợ chồng anh Vân cũng chỉ đủ nuôi được con sống qua ngày. Đến năm 2022, em Đoàn Kiều Vy (con anh Vân) dù đã đủ tuổi đi học, nhưng cha mẹ em lại không đủ điều kiện để con gái đến trường.
Quang cảnh lớp học tình thương. Ảnh: Tr.L. |
“Khi nghe tin có lớp học tình thương của các anh bộ đội biên phòng, tui đã đăng ký để cho con gái vào học lớp 1. Bây giờ, không chỉ biết đọc, biết viết, cháu nó còn biết lễ nghĩa, đi đâu về gặp người lớn đều dạ thưa”, anh Vân chia sẻ.
Bến Lức là địa phương tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, thu hút khá đông lao động nhập cư, với phần lớn là những người lao động nghèo. Đối với họ, việc lo bữa ăn từng ngày đã vất vả, nói gì đến chuyện cho con đến trường.
Ông Nguyễn Văn Lới (Khu phố 8, thị trấn Bến Lức), người đã “khai sinh” ra lớp học tình thương nhớ lại, hơn 10 năm trước (2012), gia đình ông buôn bán, kinh doanh phòng trọ. Hằng ngày, nhìn thấy con em của những người lao động phải vất vả để mưu sinh, không có điều kiện đến trường, nên ông đã bàn với gia đình, báo cáo khu phố, phối hợp cơ quan chức năng cho mở lớp học tình thương.
Cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bến Lức tận tụy dạy học cho các em. Ảnh: Tr.L. |
Lớp học ban đầu có 5 - 7 cháu, do một giáo viên đã nghỉ hưu tự nguyện giảng dạy. Đến năm 2013, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bến Lức đã phối hợp tham gia giảng dạy tại lớp học tình thương này. Sau hơn 10 năm hoạt động, lớp đã giúp hàng trăm trẻ em là con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn biết đọc, biết viết.
Hiện nay, lớp học chuyển đến địa điểm mới tại đường Nguyễn Trung Trực, Khu phố 8, thị trấn Bến Lức. Tại đây, 4 phòng học và 1 phòng đọc sách được thiết kế khang trang, thoáng mát, bàn ghế bố trí ngăn nắp, không còn cảnh chật chội như trước kia. Các em học sinh đã có thể thoải mái học hành.
Nhiều năm qua, lớp học tình thương tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức là "điểm tựa" cho con công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tr.L. |
Hoàn cảnh của em Nguyễn Thị Trân khiến không ít người xúc động. Dù đã 14 tuổi nhưng em chưa được đến lớp ngày nào. Mấy năm trước, em theo gia đình từ Kiên Giang đến Bến Lức mưu sinh, ở cùng cha mẹ trong căn phòng trọ. Mỗi buổi sáng, em theo mẹ lên TP.HCM, phụ người dì bán đồ để kiếm tiền. Chiều về, cả 4 chị em đều đi học tại lớp học tình thương. “Bây giờ em đã biết đọc, biết viết, vui lắm. Sau này em có thể viết tên mình và ký tên trong đơn xin việc để có cuộc sống tốt hơn”, Trân nói.
Ngoài việc dạy học cho các cháu, vào các ngày lễ, Tết, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bến Lức còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các cháu. Khi tình thương và sự sẻ chia được lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã chủ động đến tặng quà, nhu yếu phẩm, sách vở... để tiếp sức cho lớp học. Hiện lớp học tình thương có gần 100 em từ 6 - 15 tuổi, theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Giáo viên đứng lớp là những cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bến Lức.
Thượng uý Trần Văn Cảnh, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Bến Lức, cũng là thầy giáo phụ trách lớp học, tâm sự: “Ban đầu, khi được phân công giảng dạy, tôi rất lo lắng, vì trước giờ chưa từng học qua nghiệp vụ sư phạm. Nhờ sự động viên, quan tâm của cấp ủy, chỉ huy đơn vị, đặc biệt là sự thôi thúc từ hoàn cảnh vất vả của các em, nên tôi cố gắng trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đứng lớp. Mỗi khi có thêm một em biết đọc, biết viết sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục công việc”.
Theo Thượng úy Cảnh, các em học sinh ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Ở độ tuổi thay vì chỉ ăn học, thì các em phải vất vả mưu sinh, phụ cha mẹ kiếm tiền, không ít em mỗi ngày lội bộ hàng chục ki-lô-mét để bán vé số. Chiều về các em mới đến lớp học.
“Các em đều rất ham học và ngoan ngoãn, nhưng vì hoàn cảnh, nhiều em phải bỏ học giữa chừng. Do đó, điều mà chúng tôi cảm thấy băn khoăn nhất là làm thế nào để các em đến lớp đầy đủ. Chính vì vậy, ngoài giảng dạy tại lớp, tôi cùng cán bộ đơn vị còn tranh thủ thời gian đến nhà vận động các phụ huynh không để các em bỏ học giữa chừng và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình”, Thượng úy Cảnh nói.
Chương trình E–Learning giữ nhịp cánh bay thời đại dịch Chương trình huấn luyện online (chương trình E-Learning) được Trung tâm Huấn luyện Bay nghiên cứu, phát triển đã giúp hàng nghìn phi công, tiếp ... |
LĐLĐ tỉnh Đắk Nông tiếp tục mở lớp dạy bơi cho con CNVCLĐ Ngày 02/6, LĐLĐ tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ khai giảng lớp dạy bơi cho trẻ em là con đoàn viên, công nhân, viên chức, ... |
Công đoàn Viên chức Nghệ An tổ chức lớp học bơi cho con của đoàn viên Sáng 5/7, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An, Công đoàn Viên chức Nghệ An tổ chức khai mạc lớp phòng chống đuối ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”