Không thể “đánh đồng” Công đoàn với tổ chức của người lao động trong Dự thảo Luật BHXH
Đời sống - 02/07/2023 08:23 ĐỖ THIỆM
Đại diện Công đoàn tỉnh Lâm Đồng tham gia góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Ảnh: ĐVCC |
Nhiều nội dung sửa đổi phù hợp
Theo Dự án Luật BHXH (sửa đổi) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến trình Chính phủ (Dự thảo ngày 28/5/2023), Dự thảo Luật BHXH được kết cấu gồm 9 chương, 135 Điều (Luật BHXH năm 2014 gồm 09 chương, 125 điều), trên cơ sở kế thừa kết cấu của Luật BHXH năm 2014, trong đó có bổ sung 02 nội dung mới (trợ cấp hưu trí xã hội và Quản lý thu, đóng BHXH); bỏ mục chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đã được quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động); tách riêng điều quy định về đối tượng tham gia BHXH, không quy định chung trong điều về đối tượng áp dụng; gộp các điều liên quan đến quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong một chương; không quy định chương riêng về trình tự, thủ tục BHXH mà lồng ghép vào từng chế độ.
So với Luật BHXH năm 2014, dự thảo Luật có 12 nội dung thay đổi chính, trong đó nhiều nội dung liên quan đến quyền, trách nhiệm của người tham gia BHXH, NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ.
Đơn cử như, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng. NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ.
LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức tuyên trền chính sách BHXH cho NLĐ và cán bộ công đoàn. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh), người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và NLĐ làm việc không trọn thời gian (NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt) tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ của BHXH bắt buộc; bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Hay bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện.
Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu.
Quy định cụ thể hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, theo đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương…
LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức tuyên trền chính sách BHXH cho NLĐ và cán bộ công đoàn. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Không thể “đánh đồng” Công đoàn với tổ chức của NLĐ
Về quyền và trách nhiệm của công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ được quy định tại Điều 20 của Dự thảo Luật (Quyền và trách nhiệm của công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận).
Cụ thể, “1. Công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ có các quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho NLĐ;
đ) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Thiết nghĩ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu, làm rõ nội dung này như sau:
Thứ thất, cần làm rõ và sử dụng đúng các khái niệm về “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở”; “Công đoàn cơ sở” thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam và “Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”, từ đó quy định quyền, trách nhiệm của các tổ chức này phù hợp với pháp luật liên quan (Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Công đoàn năm 2012).
Theo đó, Chương XIII Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở” gồm: “Công đoàn cơ sở” thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam và “Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp” (các Điều 170; 171; 172). Như vậy, khi nói đến tổ chức đại diện NLĐ là đã bao hàm cả Công đoàn và tổ chức của NLĐ.
Thứ hai, với quy định như Khoản 1 Điều 20 Dự thảo Luật BHXH nêu trên thì đã “đánh đồng” về quyền, trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam với “Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”. Đồng thời quy định này là không phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Công đoàn năm 2012.
Cụ thể, Công đoàn Việt Nam được quy định tại Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) tại Lâm Đồng. Ảnh: Đỗ Thiệm |
Đồng thời, Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012 quy định: “Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”.
Trong khi đó, tổ chức của NLĐ chỉ được thành lập tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019: “Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này”.
Từ những phân tích trên, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu tách Điều 20 trong Dự thảo Luật thành 3 điều riêng biệt quy định về quyền, trách nhiệm của các chủ thể gồm: “Công đoàn Việt Nam”; “Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận”.
Hoặc sửa tên Điều 20 thành: “Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện NLĐ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận”; đồng thời thiết kế nội dung theo 3 khoản, quy định quyền, trách nhiệm của 3 chủ thể trên.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy