Không khí mua sắm Tết của công nhân lao động Thủ đô
Đời sống - 23/01/2022 15:40 Ý YÊN - SỸ CÔNG
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Lý, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam chọn giày cho con gái. Ảnh: SỸ CÔNG |
Tan ca làm việc, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lý, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) đưa cô con gái 5 tuổi đi sắm Tết. Sau một giờ đồng hồ dạo khắp chợ Mun (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), vợ chồng chị mua được một bộ quần áo cho con, giá gần 200 nghìn đồng để diện trong dịp Tết.
Trước khi ra khỏi chợ, thấy cô con gái nhìn chăm chú vào một gian hàng bán giày, dép, chị Lý hiểu ý, liền kéo chồng lại. Cháu bé được bố mẹ lựa chọn cho đôi giày ưng ý giá 150 nghìn đồng, cháu cười tíu tít. “Cả năm có ngày Tết, vợ chồng tôi cũng muốn mua chút đồ cho con diện khi về quê với ông bà”, chị Lý nói.
Cháu bé phấn khởi vì được bố mẹ mua đôi giày mới để đi trong dịp Tết. Ảnh: SỸ CÔNG |
Vợ chồng nữ công nhân (quê ở Nghệ An) ra Hà Nội làm công nhân nhiều năm. Giữa năm ngoái, đại dịch Covid-19 lần thứ tư khiến chồng chị thất nghiệp mấy tháng. Bản thân chị còn giữ được việc nhưng thu nhập giảm sút. Tiền thưởng Tết ở công ty anh chị chưa được nhận nhưng dự báo thấp hơn mọi năm. Do vậy, việc sắm Tết cho gia đình cũng không được “xông xênh” như những năm trước.
“Tôi phải cân đối các khoản chi tiêu dựa trên thu nhập của cả hai vợ chồng. Năm nay vợ chồng tôi chẳng sắm sửa gì cho bản thân, tất cả ưu tiên cho con và những thứ thiết yếu trong dịp Tết. Tôi cũng đang cố gắng lựa chọn những sản phẩm "ngon, bổ, rẻ"…”, nữ công nhân cho biết.
Đứng tần ngần trước một quầy thực phẩm, chị Nguyễn Thị Bình (45 tuổi, công nhân Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội), sau một hồi suy nghĩ, chị đã chọn mua 5 cân khoai tây, một ít miến và măng khô cho gia đình dùng trong mấy ngày Tết.
Chị Nguyễn Thị Bình, công nhân Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội tần ngần trước một quầy thực phẩm - Ảnh: SỸ CÔNG |
Chị Bình khoe: "5 cân khoai tây này sẽ làm món canh “chủ lực” của gia đình 4 người trong dịp Tết". Ảnh: Ý YÊN |
Dù là người địa phương, không phải đi thuê trọ nhưng chị Bình thừa nhận, năm vừa qua có những khoảng thời gian gia đình chị rất khó khăn. Do tình hình dịch Covid-19 nên nhà của chị Bình nằm trong vùng phong toả, phải nhận hỗ trợ nhu yếu phẩm từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm.
Chị Bình nói: “Năm nay nghỉ mấy đợt dịch, vợ chồng tôi thu nhập thấp nên sắm Tết tằn tiện hơn mọi năm. Hy vọng sang năm mới tình hình sẽ tốt hơn”.
Người lao động mua bánh, kẹo cho gia đình dịp Tết - Ảnh: SỸ CÔNG |
Chị Lưu Thị Thuý, công nhân Công ty Uni lựa chọn kẹo cho dịp Tết sắp tới. Ảnh: Ý YÊN |
Một chủ quầy hàng bán quần áo ở chợ Mun – nơi được xem là “thiên đường mua sắm” của công nhân KCN Bắc Thăng Long - đã dùng từ ảm đạm để nói về tình hình mua sắm của công nhân thời điểm này.
“Những năm trước, dịp cận Tết, chợ lúc nào cũng chật kín người, chúng tôi phải luôn chân, luôn tay, nhập hàng liên tục để đáp ứng nhu cầu của công nhân. Thế nhưng năm nay khách khứa lèo tèo, hàng nhập về chưa bán được”, chủ quầy hàng bán quần áo nói.
Chị Đinh Thị Thanh Tâm, 27 tuổi, công nhân Công ty TNHH SD Việt Nam tranh thủ sau giờ làm đi mua sắm Tết cho gia đình. Nữ công nhân chăm chú lựa chọn đồ chơi cho con trai. Ảnh: SỸ CÔNG |
Năm 2021 là năm người lao động gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, có ít nhất 234 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hơn 1.800 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hàng chục nghìn công nhân lao động đã phải ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, mức thưởng Tết và các chế độ phúc lợi của người lao động cũng giảm hơn so với các năm trước. Điều này khiến cho không khí mua sắm Tết của công nhân có phần suy giảm.
Dịp Tết Nguyên đán năm 2022, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ chi khoảng 200 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Dự tính, có 10 nghìn suất quà sẽ được Công đoàn Thủ đô trao cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mỗi suất quà có giá trị 1 triệu đồng.
Công nhân trẻ kể chuyện "bén duyên” với Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân, nhất là ... |
Lời căn dặn trước lúc viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh "Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa ... |
"Nhờ Công đoàn, Tết này tôi có nhà mới, xe mới” Đó là chia sẻ của chị Ngô Thùy Liêm (41 tuổi) công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam tại chương trình "Tết sum ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy