Giá xăng tăng cao nhiều tài xế xe công nghệ muốn bỏ nghề
Đời sống - 04/04/2022 18:50 HOÀI THƯƠNG
|
Nhiều tài xế xe công nghệ, xe ôm truyền thống chia sẻ rằng, khi giá xăng ở mức 17.000 đồng - 20.000 đồng/lít mức thu nhập bình quân sẽ là 300.000 đồng/ngày. Mỗi ngày trung bình họ chạy khoảng 20 chuyến xe với thời gian làm việc 8 tiếng sẽ đủ trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, thời gian gần đây khi giá xăng tăng cao, thu nhập của nhiều tài xế giảm sút. Không ít tài xế xe công nghệ suy nghĩ bỏ nghề, đi làm công nhân.
Có thời điểm lên đến 30.000 đồng/lít, giá dịch vụ chưa tăng, nhiều tài xế xe công nghệ phải tắt app, không chạy. Khi được hỏi, nhiều tài xế cho rằng muốn ổn định thu nhập để trang trải cuộc sống họ buộc phải tăng giờ làm từ 10 tiếng đến 12 tiếng/ngày.
Nhiều tài xế muốn bỏ nghề tìm việc mới. Ảnh N.Nga |
Ông Huỳnh Tư, nhà ở quận 8, TP. HCM, có thâm niên gần 20 năm chạy xe ôm truyền thống lắc đầu ngao ngán ngồi chờ khách ngay đầu đường Bùi Thị Xuân, quận 1. Ông Tư đã già, không giỏi công nghệ nên ngày ngày vẫn chăm chỉ đứng chờ tại điểm cố định ngay Cà phê Công đoàn.
Ông Tư kể, khách hàng chủ yếu của mình là người quen. Có người muốn đi bệnh viện, người ra bến xe, hay đi bất cứ đâu ông cũng chở. Giá mỗi chuyến xe ông lấy bằng hoặc rẻ hơn so với giá xe công nghệ.
“Xăng tăng giá, xe công nghệ ra đời, thu nhập của tôi cũng giảm nhiều. Trước đây nhóm xe ôm truyền thống của chúng tôi có khoảng 5 người. Bây giờ chỉ còn lại mình tôi chạy xe, còn những người kia bỏ nghề hết vì không có thu nhập”, ông Tư nói.
Mặc dù giá dịch vụ có tăng nhưng thu nhập của tài xế công nghệ vẫn bấp bênh. Ảnh N.Nga |
Trước đây có thời điểm, mỗi ngày ông Tư thu nhập đến 500.000 đồng. Hiện tại, chăm chỉ chạy cả ngày cũng chỉ được 200.000 đồng. Tiền xăng trước chỉ 30.000 đồng là đầy bình chạy thoải mái, hiện nay ông đổ 50.000 đồng vẫn chưa đủ.
Ông Tư có hai người con đều đã trưởng thành. Hiện ông vẫn chạy xe để có đồng ra, đồng vào cùng vợ sống qua ngày. Thỉnh thoảng ế khách ông cũng nghỉ ở nhà vài hôm rồi chạy lại.
Anh Lê Nguyễn Hải Đăng chia sẻ, mỗi ngày anh chạy khoảng 20 cuốc xe nhưng tiền xăng đổ mỗi ngày tăng gần gấp đôi so với trước đây. Anh còn phải chi thêm các phần hao phí nhỏ như sửa chữa, bảo dưỡng xe. Có nhiều khách chỉ đi quãng đường 11 cây số nhưng anh phải chạy đến 4 cây số để đón được khách. Cho nên, dù giá cước xe ôm công nghệ có tăng thì thu nhập của các tài xế vẫn bị giảm sút.
Anh Đăng chờ khách đặt chuyến xe tiếp theo. Ảnh N.Nga |
“Thu nhập giảm, nhưng tôi vẫn phải làm việc để bám trụ lại thành phố. Trung bình một tháng tôi làm được 10 triệu đồng vừa đủ để trang trải cuộc sống. Chưa kể, nếu không may bị hãng xe phạt vì vấn đề khách quan nào đó thì coi như ngày hôm đó tôi đi làm không công”, anh Đăng cho hay.
Trong thời gian tới, anh Đăng tính sẽ tìm việc khác để làm, có thu nhập ổn định. Với thu nhập từ nghề chạy xe công nghệ khá bấp bênh khiến anh không thể có tiền tích lũy. Nếu không may bị ốm, coi như ngày đó anh không đi làm thì sẽ không có tiền. Hơn nữa, việc xăng tăng giá kéo theo các mặt hàng nhu yếu phẩm cũng lên giá khiến chi phí sinh hoạt của anh cũng đảo lộn. Cho nên anh đang làm hồ sơ để nộp vào một số công ty tuyển dụng công nhân.
Giá xăng tăng và những vấn đề nóng hổi Cuộc chiến Nga - Ucraina cùng những biến đổi giá cả xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của ... |
Tài xế xe công nghệ lao đao khi giá xăng liên tục tăng Sau khi giá xăng được điều chỉnh lập đỉnh mới ở mức gần 30 nghìn đồng/lít nhiều tài xế xe ôm công nghệ gặp khó ... |
Vật giá leo thang, nhiều công nhân muốn bỏ phố về quê Đôi vợ chồng trẻ đến từ Phú Yên, họ đã làm công nhân gần 10 năm nay, cũng là chừng ấy thời gian gắn bó ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi