Gần một triệu hộ dân mất điện do bão Matmo
Đời sống - 31/10/2019 18:50
Biển hiệu gãy trước cửa một nhà dân ở Quy Nhơn, nhiều khu vực ở TP du lịch biển này vẫn mất điện. Ảnh: Phạm Linh.
Sáng 31/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp trực tuyến với một số tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão Matmo (bão số 5) đổ bộ đêm qua và rạng sáng nay, trong đó nặng nhất là Phú Yên và Bình Định.
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin, hàng nghìn cây xanh ở TP Quy Nhơn bị gãy đổ, gần 150 nhà bị sập hoàn toàn. TP Quy Nhơn đến sáng 31/10 vẫn mất điện diện rộng.
Tại Phú Yên, bão cũng làm hơn 70 xã mất điện. Ông Trần Hữu Thế - Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho hay đến sáng 31/10 đã khắc phục được 11 xã, số còn lại dự kiến hết ngày mai khắc phục xong. Tỉnh cũng có 14 nhà bị sập hoàn toàn, gần 20 nhà hư hại một phần.
Theo ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai, cơ quan chuyên môn đã nhắn tin cảnh báo bão đến hơn 7 triệu máy cá nhân tại các địa bàn dự báo bị ảnh hưởng. Các tỉnh đã chủ động ứng phó, sơ tán khoảng 20.000 người. Một số tỉnh cấm biển, cho học sinh nghỉ học. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng mưa bão làm mất điện hơn 900.000 hộ dân, đến sáng nay mới khắc phục được 150.000 hộ.
Sóng biển cũng làm sạt lở 2 km kè biển ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, cuốn trôi hơn 10 nhà dân. Khu vực kè nằm cách nhà dân 3 m và có 96 hộ dân sinh sống. Tỉnh Bình Định đã có thông báo khẩn cấp và lên phương án khắc phục đoạn kè bị sạt lở.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, rút kinh nghiệm từ cơn bão Damrey năm 2017 làm thiệt hại nhiều tàu hàng tại cảng Quy Nhơn, tỉnh đã chỉ đạo cảng vụ không cho tàu hàng neo đậu ngoài phao số 0, buộc phải vào vịnh. Tuy nhiên, đêm 30/10, sóng cao 4-5 m vẫn làm đứt neo 7 tàu, trong đó 6 tàu của Việt Nam, một tàu quốc tịch Panama.
"Sau khi đề nghị Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khẩn cấp. Tỉnh đã điện đàm chỉ dẫn các tàu nổ máy chạy vào bờ với phương châm "thà mắc cạn còn hơn bị trôi ra biển". Đến sáng nay còn ba tàu mắc cạn nhưng tỉnh đã có phương án xử lý cứu hộ", ông Dũng nói.
Ngoài số tàu hàng bị đứt neo, khoảng 70 tàu cá ở cảng Quy Nhơn cũng bị đứt neo nhưng may mắn không thiệt hại về người. Tính sơ bộ, Bình Định bị thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng. Lãnh đạo Bình Định kêu gọi sự hỗ trợ để có giải pháp về bến bãi neo đậu cho hơn 70.000 tàu thuyền đang hoạt động ở đây.
Tại Quảng Nam, hoàn lưu bão số 5 cũng gây mưa với lượng gần 300 mm trên địa bàn một số huyện như Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Trà My, Nông Sơn, Đông Giang... khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt. Cầu sông Trường và cầu Nước Oa (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) bị nước lũ nhấn chìm buộc nhà chức trách phải đóng barie, ngăn phương tiện lưu thông trên tuyến quốc lộ 40B.
Dự báo, ngày 31/10 đến 1/11 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lượng mưa phổ biến từ 80 - 120 mm, có nơi lượng mưa trên 150 mm. Từ ngày 1 đến 4/11 tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 200-300 mm, có nơi 400 - 500 mm.
Tổng công ty Điện lực miền Trung cho biết, tính đến 8h ngày 31/10/2019, đã cấp điện trở lại cho 161.895 khách hàng trên địa bàn 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Dự kiến đến 19h00 hôm nay, Tổng công ty sẽ khôi phục cấp điện hoàn toàn cho khách hàng.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục theo sát diễn biến mưa sau bão, đồng thời khẩn trương chăm lo đời sống cho dân bị ảnh hưởng.
Phó thủ tướng cho rằng dù bão không lớn nhưng công tác neo đậu tàu thuyền còn lúng túng, vẫn có thiệt hại nên đề nghị các tỉnh có phương án khắc phục bất cập trên.
Hình thành từ vùng áp thấp gần khu vực Biển Đông ngày 27/10. Sáng 28/10, vùng áp thấp này vượt qua phía bắc Philippines và đi vào Biển Đông, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới chiều cùng ngày.
Chiều tối 29/10, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (cơn bão số 5 năm 2019) và có tên quốc tế là Matmo. Sau khi hình thành, bão số 5 đã di chuyển nhanh, chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng từ 15-25 km/giờ. Tối muộn ngày 30/10, vùng tâm bão đổ bộ vào các tỉnh Bình Định - Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 11-12 và gây mưa rất to (200-300mm) cho các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. |
Dù chỉ là vùng chịu ảnh hưởng từ bão số 5, thế nhưng từ chiều tối qua đến nay (31/10) Đà Nẵng liên tiếp có ... |
Ngày 31/10, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có Công điện về triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ trên địa ... |
Sau khi đi vào đất liền, sáng sớm nay (ngày 31/10) bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, và mưa lớn ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi