"Điều gì đang xảy ra, xem mà phát sợ"
Đời sống - 02/10/2020 07:45 Minh Hoàng
Học sinh, lứa tuổi đẹp đẽ, trong sáng nhất. Vậy mà vẫn liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường. Điều gì đang xảy ra? Có clip bạo lực xem mà phát sợ. Bạn học sinh cần giữ nụ cười thân thiện như các bạn trong bức ảnh này. Ảnh plo.vn |
Hình ảnh bạo lực học đường gần đây liên tiếp được chia sẻ trên mạng xã hội công nhân. Có clip các cháu bạo hành nhau dữ dội đến mức một người phải thảng thốt viết: “Điều gì đang xảy ra, xem mà phát sợ?”
Chỉ trong mấy ngày qua tôi thấy có ít nhất ba clip của ba vụ như thế. Tôi không đủ can đảm để xem hết một clip nào. Các cháu, các em mới đang độ tuổi thiếu niên, có thể vừa chớm thanh niên, như con em của tôi, của chúng ta. Thật kinh khủng.
Đầu tiên là vụ mấy em gái lớn hành hung một em nhỏ hơn, sự việc có vẻ như diễn ra trong rừng cao su. Clip vụ thứ hai là mấy học sinh áo dài trắng trông đã đấm đá, xé áo một bạn có lẽ cùng lớp. Còn clip mới nhất là một em nữ mặc đồng phục đánh bạn ác liệt ngay trong lớp học.
Đây là một vụ bạo lực học đường điển hình, bạn này đánh bạn kia trong khi số còn lại đứng xem. Ảnh tienphong.vn |
Tôi phẫn nộ và bất lực với những câu chữ của mình. Điều gì đang xảy ra? Học sinh, lứa tuổi đẹp đẽ, trong sáng nhất của cuộc đời, các cháu được dạy đủ thứ nhưng hình như vẫn thiếu thứ gì. Vì đâu nên nỗi thù địch nhau đến thế?
Điểm chung ở các vụ bạo lực này là đều có người quay clip; người bạo hành, bị bạo hành đều là nữ; các vụ việc đều có người chứng kiến mà không ai can ngăn. Điểm chung đặc biệt nữa và đau xót là các cháu, các em đánh bạn “như đánh giặc”, đầy thú tính. Vì sao lại thế?
Hàng trăm, hàng nghìn bình luận, comment của cho thấy sự bàng hoàng, xót xa. Các anh chị cũng thử đặt các cháu, các em bị bạo hành là con cháu của mình và choáng váng.
Đáng chú ý, chiếm tỷ lệ lớn các vụ bạo lực học đường là học sinh nữ bạo hành học sinh nữ. Có vụ rất dữ dội, xem mà phát sợ. Có vụ diễn ra trong trường học, có vụ trên đường về. Nhiều người phải băn khoăn tự hỏi: Điều gì đang xảy ra? Ảnh zingnews.vn |
Vâng, tôi không dám xem hết… quá đáng sợ. Nghe nói hai vụ đầu các cháu bạo hành bạn đã và đang bị điều tra, xử lý. Cháu bị bạo hành thì hoảng loạn, phải đi viện, không dám tiếp xúc với ai. Còn vụ mới nhất, một cháu cầm chiếc ghế nhựa xanh đánh liên tiếp vào đầu một cháu khác đang ngồi bên bàn học. Cháu bị đánh ngã xuống, chiếc bàn đổ, mấy cháu khác đỡ dậy. Cháu bị bạo hành ngồi dậy được thì cháu bạo hành tiếp tục chỉ tay vào mặt, tát, túm tóc dập đầu xuống mặt bàn…
Số còn lại chỉ đứng nhìn, cả cháu nữ, cháu nam. Một số cháu giơ điện thoại lên quay. Không có ai can ngăn, không cháu nào bênh vực. Một sự vô cảm hoàn toàn.
Có nạn “đầu gấu” trong trường học không? Tại sao phần lớn các vụ việc luôn là cháu gái? Có phải vì chuyện tình cảm không? Nhưng cháu nhỏ xíu bị đánh trong rừng cao su thì chuyện tình cảm nào? Các câu hỏi đặt ra và tắc tị.
Các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh ngoài tác dụng tăng cường thể chất sẽ gắn kết các cháu học sinh hơn, góp phần giảm bạo lực học đường. Ảnh baobinhduong.vn |
Tôi nghĩ nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Ở đó luôn có học sinh cá biệt. Nhưng nhà trường đã làm đủ tốt trong quản lý, giáo dục học sinh chưa? Khâu xử lý đã đủ răn đe chưa? Hàng loạt vụ bạo hành xảy ra mà sao vụ việc ở nơi này không được lấy ra làm gương để vẫn diễn ra vụ khác ở nơi khác? Môn giáo dục công dân dạy cho các cháu đều đặn, vậy các cháu đã được dạy những gì? Tại sao lại có sự dửng dưng “đồng lõa” ở ngay các cháu nam?
Rồi lớn lên, các cháu sẽ trở thành ai - cả các cháu bạo hành, cháu bị bạo hành lẫn các cháu vô cảm quan sát? Các cháu chưa đủ nhận thức, việc làm của các cháu đáng lên án một thì người lớn có lỗi mười. Hành vi của các cháu phản ánh sự thất bại trong giáo dục. Đó có thể là nhà trường, có thể là gia đình, có thể có phần của xã hội, hoặc của cả ba thành tố đó.
Tôi cũng muốn hỏi như một anh chị công nhân đã comment: Ai là người chịu trách nhiệm trong tất cả những việc này?
Lại chuyện quỹ ‘tự nguyện’ ở lớp học Các khoản quỹ ‘tự nguyện’ đầu năm học mới lại tiếp tục trong những ngày ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/9, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 33,8 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Tết Trung thu: Vài suy nghĩ và bài học từ một ngày đặc biệt Tết Trung thu năm nay ngẫu nhiên cũng đúng Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10). Sự trùng hợp này chắc chắn rất đặc biệt, ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi