Đề phòng các bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa và cách phòng bệnh
Đời sống - 04/11/2019 07:30 TKTS
Ảnh Minh Họa |
Người cao tuổi do sức đề kháng thấp nên dễ mắc nhiều bệnh cùng lúc, nguy cơ xảy ra biến chứng cũng cao hơn người trẻ. Dưới đây là 4 bệnh người cao tuổi dễ mắc khi thời tiết chuyển mùa.
Các bệnh về hô hấp
Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết của mùa lạnh, nên người cao tuổi dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, viêm phổi... Người hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu, bia sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính dễ tái phát hơn nhiều khi gặp thời tiết thuận lợi. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp dễ gây ra những biến chứng khó lường.
Rất nhiều người cao tuổi khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt hoặc sốt không cao; ho ít, đôi khi chỉ ho húng hắng; người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn... Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run... Nếu các viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục; thở nhanh và đau ngực; ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu; đau ngực; ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân.
Do tuổi cao, khi sốt, nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn biến nhanh hơn và nặng nề hơn, triệu chứng lâm sàng sẽ đi trước các biến đổi tổn thương trên Xquang. Mặt khác, bệnh gặp ở người cao tuổi thường lại nặng hơn ở người trẻ rất nhiều, nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó, người cao tuổi lại thường đi khám bệnh muộn - khi bệnh đã nặng.
Trời chuyển lạnh, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh về hô hấp nếu không giữ ấm cơ thể. |
Phòng bệnh
Người cao tuổi nên quan tâm tới việc phòng bệnh bằng những cách sau:
Thứ nhất, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ, bàn tay, bàn chân khi trời chuyển lạnh và hạn chế ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp.
Thứ hai, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn và súc họng bằng nước muối loãng.
Thứ ba, hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, bia rượu, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang.
Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não, người nhà nên thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các bệnh về cơ, xương, khớp
Một số bệnh về cơ, xương, khớp người cao tuổi rất dễ mắc phải như viêm khớp gối, đau lưng, cứng khớp và khó vận động. Sự lão hóa cơ thể về già, sự suy giảm chức năng làm các cơ khớp trở nên kém linh hoạt hơn. Cùng với đó, các tế bào xương khớp bị thoái hóa, dây chằng bị đóng vôi, ít đàn hồi nên dễ bị tổn thương. Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng đau nhức các khớp xương ở người cao tuổi.
Khi bị mắc bệnh, người bệnh thường có cảm giác tay chân mỏi mệt, phù nề, đau âm ỉ trong một thời gian dài. Biểu hiện rõ rệt nhất trong những vận động lên xuống bậc cầu thang, gập hay duỗi tay, chân.
Ngoài ra, người già dễ bị cứng khớp, khó cử động khớp cổ tay, bàn tay, cổ chân. Để giảm đau, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên vận động.
Một số bệnh về cơ xương khớp người cao tuổi rất dễ mắc phải là viêm khớp gối. |
Phòng bệnh
- Cách khắc phục hiệu quả là tích cực vận động chân từ từ kết hợp với xoa bóp (có thể xoa bóp bằng rượu thuốc) để giảm cảm giác đau. Xoa bóp là biện pháp hiệu quả nhất giúp tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị đau.
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ, vận động hợp lý, chú ý vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
Nhiễm trùng
Người cao tuổi sức đề kháng kém và hệ miễn dịch thấp hơn nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là khi mùa đông lạnh. Hội chứng nhiễm trùng rất đa dạng, có thể xuất hiện ở tất cả cơ quan như nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, phổi, lao phổi...), nhiễm trùng đường tiêu hóa (viêm miệng, thực quản, dạ dày, viêm gan, tụy, ruột thừa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giun sán...), nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận, bể thận), nhiễm trùng sinh dục (lậu, giang mai...), nhiễm trùng khoang kín, thần kinh, cơ xương khớp.
Người cao tuổi sức đề kháng kém và hệ miễn dịch thấp hơn nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là khi mùa đông lạnh. |
Phòng bệnh
Để phòng bệnh nhiễm trùng nói chung, cần rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, làm giảm nguy cơ gây nhiễm trùng. Đồng thời, cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo chế biến thực phẩm luôn an toàn vệ sinh, ăn uống đa dạng, vận động thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch và quan hệ tình dục an toàn, hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh truyền nhiễm, không vào viện nếu thấy không cần thiết.
Các bệnh về tim mạch, huyết áp
Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, nếu cơ thể người mắc bệnh tim mạch không giữ đủ độ ấm sẽ rất dễ bị hạ thân nhiệt đột ngột khiến bệnh tình tiến triển nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trong mùa lạnh, nhu cầu cung cấp oxy của tim tăng lên do phải tăng cường hoạt động để duy trì thân nhiệt. Nếu tim không đáp ứng đủ nhu cầu này sẽ dẫn đến mất cân bằng cung - cầu khiến tình trạng suy tim tăng lên, gây đau thắt ngực ở người bị bệnh mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đau tim thường gặp ở người ngoài 50 tuổi. Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực, thở dốc và đau ở lưng, vai, hoặc cổ. Nguy cơ có thể thấp hơn nếu bạn có cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Đột quỵ cũng là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Dấu hiệu của đột quỵ là bị choáng đột ngột hoặc tê trên mặt, cánh tay và chân. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Trường hợp nặng, người bệnh quỵ ngã đột ngột, bất tỉnh. Tránh nguy cơ đột quỵ bằng cách giữ huyết áp ổn định, lối sống khoa học, tập thể dục và không hút thuốc lá.
Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực, thở dốc và đau ở lưng, vai, hoặc cổ. |
Phòng bệnh
Để bảo vệ tim mạch trong mùa lạnh, người bệnh cần phải điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, không nên thức dậy quá sớm, không nên ra ngoài tập thể dục vào lúc sớm, thay vào đó, có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Để tránh nguy cơ đột quỵ bằng cách luôn giữ huyết áp ổn định, lối sống khoa học, tập thể dục và không hút thuốc lá.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động