Công việc ảnh hưởng tới đời sống văn hóa - giải trí của công nhân
Đời sống - 30/01/2022 14:38
Lễ ra mắt Mô hình Câu lạc bộ Nữ công nhân nhà trọ Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh). Nguồn: Quangninh.gov.vn |
Khu công nghiệp (KCN) là nơi tập trung đông CNLĐ, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ… Công nhân thường làm việc liên tục trong 8 giờ/ngày; bên cạnh đó, nhiều người còn làm thêm từ 2 đến 4 tiếng/ ngày.
Nhu cầu văn hóa giải trí của công nhân
có thể tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho CNLĐ trong KCN, bao gồm công đoàn, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, ban quản lý KCN, cộng đồng..., thì Công đoàn được xem là chủ thể phù hợp nhất. Các hoạt động văn hóa giải trí phổ biến được Công đoàn tổ chức là các hoạt động thể dục, thể thao như: đi bộ, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, thể dục nhịp điệu…, hoạt động biểu diễn văn nghệ, tham quan, du lịch,…
Trước đây, việc cho NLĐ được sự quan tâm ngang nhau giữa Công đoàn và doanh nghiệp, nên các hoạt động văn hóa - giải trí được chú trọng và tổ chức thường xuyên, doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn đầy đủ và bố trí thời gian cho NLĐ tham gia. Tuy nhiên, kể từ khi bước vào nền kinh tế thị trường, mối quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp giảm bớt quan tâm hoạt động vui chơi, văn hóa - giải trí và nhiệm vụ này đặt lên vai tổ chức Công đoàn.
Trong khi đó, Công đoàn gặp khó khăn về nguồn lực và thời gian, đặc biệt ở những nơi chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện, thậm chí, có những doanh nghiệp từ chối việc thành lập Công đoàn, tìm cách cản trở thành lập Công đoàn để từ chối các phúc lợi của NLĐ mà Công đoàn thay mặt, đại diện cho NLĐ tổ chức và thực hiện.
Ở những nơi , Công đoàn rất khó tổ chức các hoạt động văn hóa - giải trí cho CNLĐ bởi doanh nghiệp sẽ không bố trí thời gian để công nhân tham gia, kể cả tham gia các hoạt động văn hóa - giải trí do địa phương tổ chức, chưa nói tới việc gây khó khăn về chuyển kinh phí hoạt động công đoàn hay các hành động phân biệt đối xử đối với cán bộ công đoàn nếu làm trái ý của doanh nghiệp.
Ngay cả ở những nơi doanh nghiệp ủng hộ Công đoàn, mục tiêu sản xuất vẫn được ưu tiên hơn, nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao còn ít, điều kiện bố trí thời gian để công nhân tham gia vui chơi, giải trí còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân bóng chuyền, sân cầu lông cho công nhân hoặc tổ chức hội thao nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm...
Công nhân Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (Duy Xuyên, Quảng Nam) đọc sách tại thư viện của công ty trong giờ nghỉ giải lao. Ảnh: D. Lệ |
Khó khăn của công nhân khi tham gia vui chơi giải trí
Trong một khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, một đặc điểm nổi bật được nhìn thấy là, do điều kiện thời gian làm việc ngặt nghèo, thu nhập thấp, việc làm chưa đảm bảo, công nhân làm thêm giờ nhiều, sau giờ tan ca mệt mỏi và sức lực đã bị vắt kiệt thì giải trí, vui chơi, cảm thụ cái đẹp là một điều hết sức khó khăn, xa lạ.
Mặt khác, sức ép của công việc buộc CNLĐ phải đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả sản xuất; sản phẩm làm ra phải đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, hầu hết công nhân ít tham gia (thậm chí không tham gia) các sinh hoạt văn hoá, thể thao, các hoạt động tập thể như nghe thông tin thời sự, trao đổi toạ đàm về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đang diễn ra. Có công nhân cho biết sáng dậy họ vào nhà máy ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và làm việc, làm tăng ca, về đến nhà trọ mệt, ngủ luôn, sáng dậy lại vào nhà máy ăn sáng, làm việc.
Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, việc làm thêm giờ của công nhân, đặc biệt trong các ngành thâm dụng lao động thực sự đáng quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế khá tốt kể từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế. Theo quy định pháp luật, thời gian làm thêm tối đa là 30 giờ/tháng, nhưng việc công nhân làm thêm tới 40-60 giờ/tháng là khá phổ biến. Nhiều công nhân cho biết họ làm thêm tới 70 giờ, thậm chí tới 100 giờ/tháng.
Không chỉ không có thời gian và sức khỏe, ngay cả với những công nhân có thời gian và sức khỏe thì lại gặp trở ngại về điều kiện kinh tế không cho phép chi tiêu xa xỉ cho các hoạt động vui chơi.
Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam với câu hỏi “Anh (chị) có để dành ra được một khoản tiền/tháng chi phí cho các hoạt động giải trí không?”. Chỉ có 19,9% số người được hỏi trả lời có để dành được một khoản tiết kiệm, chủ yếu là dùng cho giải trí điện thoại, báo mạng, lên facebook, vào zalo xem tin và chat với bạn bè, bởi với mức lương hiện tại, mục tiêu quan trọng nhất của NLĐ là dành dụm gửi về cho gia đình và tích luỹ phần nào để lo cho tương lai.
Do giá cả leo thang, NLĐ gặp không ít khó khăn, vì thế không còn cách nào khác là phải tiết kiệm. Và khoản tiết kiệm đầu tiên mà họ nghĩ đến là giảm tiền thuê nhà, điện, nước, hạn chế những chi tiêu về vật chất, văn hóa của bản thân.
Do thu nhập thấp nhiều công nhân phải làm thêm giờ, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Trong ảnh: Công nhân Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam CJ (Bà Rịa-Vũng Tàu). Nguồn: baria-vungtau.gov.vn |
Trong một nghiên cứu khác của Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Tổ chức Oxfam ở Việt Nam về điều kiện lao động trong 6 doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam với tổng lao động lên tới hơn 5.000 người, kết quả khảo sát cho thấy, 69% công nhân được khảo sát (khoảng 5%) cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình; 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương trong tháng; 37% cho biết họ luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân hay hàng xóm để bù lấp thiếu hụt chi tiêu trong tháng; 68% cho biết họ hiếm khi hoặc chưa bao giờ có thời gian rảnh để đi thăm người thân và bạn bè; 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng.
Về thức ăn và dinh dưỡng, 28% công nhân nói rằng tiền lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn; 6% cho biết vào cuối tháng, công nhân chỉ ăn cơm chan canh suông.
Lương không đủ sống buộc công nhân phải làm thêm giờ và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. 65% công nhân nói rằng họ thường xuyên làm thêm giờ; 22% không sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ, nếu có đi vệ sinh thì nhanh chóng để quay về làm việc; 69% công nhân nói rằng hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp..., ngồi nhiều và cúi nhiều nên hay đau đốt sống cổ; 36% đang bị một bệnh gì đó, như hen suyễn, dạ dày, huyết áp, tiểu đường, tim…; 53% không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men.
Về nhà ở và điều kiện sống, 23% đang sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ; 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa và không chắc về nguồn nước sử dụng có sạch và an toàn hay không. Về giáo dục và gia đình, 9% bày tỏ khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến quyết định sinh con; 20% cho biết lương của họ không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái (như sách, vở, bút chì, bút mực,…).
Với điều kiện như vậy, công nhân KCN rất khó có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí nếu không được công đoàn tổ chức miễn phí trong giờ làm việc. Vì vậy, việc thương lượng với doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động văn hóa - giải trí để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trong KCN trong giờ làm việc là nội dung tổ chức Công đoàn quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.
"Việc phát triển tổ chức và đoàn viên là một trong những nhiệm vụ sống còn" Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành ... |
“Tôi muốn thay đổi quan niệm: Cán bộ công đoàn thường không có năng lực chuyên môn cao” “Tôi luôn quyết tâm làm tốt công việc của mình để mọi người thấy rằng, chỉ cần đủ nhiệt huyết, lửa nghề, có tâm, có ... |
Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động Người làm công tác ATVSLĐ là không thể thiếu trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”