Con đường gốm sứ Hà Nội xuống cấp: "Đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm"
Đời sống - 30/10/2019 16:25 Ý Yên
Con đường gốm sứ Hà Nội tiếp tục xuống cấp - Ảnh: M.K |
Con đường gốm sứ là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, từng ghi danh vào kỷ lục Guinness là "bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới" với chiều dài gần 4km, tổng diện tích tranh khoảng 7.000 m2.
Mặc dù vậy, sau khi khánh thành vào năm 2010 đến nay, con đường gốm sứ thường xuyên bị bong tróc, rạn nứt, có đoạn bị bong tới hàng m2, để lộ rõ khoảng tường xi măng bên trong khiến bức tranh trở nên xấu xí, phản cảm.
Sau nhiều lần đại tu, gần đây là vào năm 2015 và 2017 với chi phí hàng tỷ đồng, đến nay con đường gốm sứ tiếp tục xuống cấp khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về chất lượng cũng như ý thức bảo vệ công trình công cộng của người dân và nhà quản lý.
Trao đổi với Cuộc sống an toàn, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: "Đây là công trình công cộng ngoài trời, chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và con người cho nên không tránh khỏi việc hư hỏng, xuống cấp. Điều quan trọng là cơ quan quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tu sửa, không thể để làm xong rồi thì bỏ đó, để xuống cấp trong một thời gian dài. Cũng đừng đổ lỗi cho ý thức của người dân mà trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về người quản lý".
Trước đây họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội - đơn vị thi công công trình này từng lý giải về sự bong tróc các mảng trang trí này là do lớp vữa không bền gây ra đứt gãy, bong nứt... Trong khi Sở Xây dựng TP Hà Nội cho rằng công trình chịu ảnh hưởng bởi sự rung lắc do nằm ngay cạnh đường giao thông.
Chia sẻ về thực trạng của con đường gốm sứ Hà Nội hiện nay, họa sĩ Ba Tỉnh bày tỏ: "Tôi biết công trình này từ ngày đầu và biết cả tác giả. Đây là một ý tưởng rất hay cần được ủng hộ, tuy nhiên có 2 ý thế này: Thứ nhất, tranh sứ phải đẹp mà thật bền vững hàng trăm năm nên đầu tư phải trọng điểm, làm đâu được đấy, không ôm đồm hình thức, không đặt vấn đề "to và dài" nhất trong khi chất lượng, chất liệu lại tồi. Thứ hai, đây là công trình văn hóa công cộng, mọi người dân phải cùng có ý thức chăm lo bảo dưỡng để công trình đẹp mà "rất vệ sinh". Chỉ vậy thôi đã quý rồi, đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm!"
"Con đường gốm sứ" có 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp (Hoàn Kiếm) theo các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế... Năm 2010, “Con đường gốm sứ” đã được Tổ chức Guinness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới. Bản thân nhà báo, họa sĩ Thu Thủy - tác giả của ý tưởng cũng được vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô. |
Cảnh sát hạt Essex (Anh) hiện đang truy nã hai nghi phạm mới vì cho rằng họ là “mắt xích” quan trọng trong việc điều ... |
Con đường gốm sứ ở Hà Nội từng nhận kỷ lục Guinness là “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới” đến nay nhiều ... |
Theo đó, trên mặt tường đê bê tông ở trước mặt phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ sẽ được trang trí các bức tranh gốm. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi