Văn hóa tâm linh đốt vàng mã dịp Tết: Những điều cần biết
Đời sống - 27/07/2019 10:05 Thiện Nam
Hiện trường vụ cháy đền Mẫu, Lạng Sơn ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018. |
Nhiều vụ cháy do sơ xuất khi đốt vàng mã
Hẳn người dân xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng còn nhớ vụ cháy tại núi Sơn Đảo trong đêm giao thừa Tết Mậu Tuất (15/2/2018). Vụ cháy này đã phá hỏng 2,5 ha rừng. 212 cán bộ chiến sĩ cùng 2 kíp xe chữa cháy, 5 ô tô đã phải dốc toàn lực dập lửa trong nhiều giờ liền để dập tắt đám cháy. Nguyên nhân vụ cháy được cơ quan chức năng xác định là do người dân địa phương sơ ý khi đốt vàng mã để ngọn lửa bùng phát dẫn đến cháy rừng.
Tại Lạng Sơn, ngay ngày mồng 5 Tết Mậu Tuất, khi mùa lễ hội vừa bắt đầu, 9 gian hàng chuyên bán vàng mã, đồ lễ trong khuôn viên đền Mẫu, thị trấn Ðồng Ðăng (Lạng Sơn) đã bị cháy rụi, nguyên nhân vụ cháy cũng xuất phát từ việc đốt vàng mã…
Tại Hà Nội, ngày 9/10/2018, một vụ cháy lớn xảy ra tại tòa nhà 7 tầng có địa chỉ tại số 9 phố Hào Nam. Ngọn lửa bốc lên dữ dội, cột khói cao hàng chục mét, thiêu rụi nhiều vật dụng bên trên nóc nhà và cháy lan xuống các tầng bên dưới. Lực lượng chức năng đã phải điều 5 xe cứu hỏa chuyên dụng, 1 xe thang cùng hơn 30 lính cứu hỏa đến hiện trường để dập tắt đám cháy. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chủ nhà đốt vàng mã trên tầng 7 rồi bỏ đi dẫn đến tàn lửa bắt vào các vật dễ cháy gây ra hỏa hoạn.
Thực tế, thời gian qua nước ta đã xảy ra hàng chục vụ cháy nghiêm trọng do xuất phát từ việc đốt vàng mã không đúng nơi quy định, đốt vàng mã nhưng thiếu kiểm soát, mà vụ 1 người chết, 20 căn nhà bị thiêu rụi tại khu tập thể trên đường Hồng Hà, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội năm 2012; vụ 8 căn nhà bốc cháy do đốt vàng mã tiễn Táo Quân tại hẻm 81 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM năm 2013; vụ cháy rừng trên núi Bà Hỏa (phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) năm 2014; vụ cháy chợ Kinh Môn (Hải Dương) năm 2014; vụ cháy xe bồn chứa 23.000 lít xăng tại tại Cửa hàng xăng dầu Ka Long (Móng Cái, Quảng Ninh) năm 2016… là những minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất. Đáng tiếc những vụ việc này người dân điều biết nhưng vẫn coi thường, chủ quan, tắc trách.
Đốt vàng mã thế nào để an toàn
Xuất phát từ việc người dân ngày càng sa vào mê tín trong việc đốt vàng mã (trên đốt gì dưới nhận được thứ ấy, đốt nhiều được hưởng lộc nhiều) nên thời gian qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều công văn gửi các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã.
Gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và người dân loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.
Nên đốt vàng mã số lượng tượng trưng và đúng nơi, đúng chỗ. |
Dưới góc độ văn bản pháp lý, việc xử phạt đốt hàng mã không đúng nơi quy định cũng đã được quy định rõ tại Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa.
Tại TP. Hà Nội, hành vi nêu trên cũng bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, theo Điều 10 Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND của HĐND thành phố quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên quy định này chỉ mới lại ở việc xử phạt hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, chưa có quy định về cấm hoàn toàn việc đốt vàng mã tại các nơi thờ tự nói chung như đền, chùa, đình, miếu, phủ, nhất là tại nhà dân.
Theo ý kiến một số chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã đem tới thiệt hại về kinh tế và rủi ro về an toàn. Tuy nhiên do đây là tập tục đã hình thành và lưu truyền từ lâu cho nên không thể loại bỏ một sớm một chiều được.Vấn đề là người dân nên thực hành việc đốt vàng mã làm sao cho tiết kiệm, an toàn để khỏi gây thiệt hại về kinh tế, tài sản và sức khỏe, tính mạng của mình, cũng như người thân.
Muốn vậy, khi đốt vàng mã, người dân chỉ cần đốt số lượng mang tính tượng trưng, không phô trương và đốt đúng nơi, đúng chỗ. Không nên đốt ngoài đường, cũng không nên đốt ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng. Tại các đền, chùa, miếu mạo, hoặc người dân sống tại khu tập thể, căn hộ chung cư khi đốt vàng mã cần đốt tại những lò đốt vàng mã tập trung. Nếu đốt tại tư gia cần đốt trong các lò/ thùng hóa vàng mã bằng tôn, sắt để tránh tàn tro lửa phát tán ra ngoài, có thể gây ra nguy cơ cháy, nổ.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.
Đời sống - 23/08/2024 16:51
“Vòng tay Công đoàn” MobiFone đã cho tôi cuộc đời thứ hai
Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc