Tân sinh viên và hành trình "vật vã" để trưởng thành (P5)
Đời sống - 01/08/2019 12:30 Hải Dương
Bệnh viện tâm thần, nơi có tới 30% là sinh viên, tân sinh viên đến khám, chữa và tư vấn tâm thần do áp lực học tập, "sang chấn'"tình cảm - Ảnh minh họ |
Là những người trẻ tuổi trong môi trường năng động, tình yêu đến là điều tất yếu với mỗi tân sinh viên. Điều đáng ngại là tình trạng sống thử, sống chung trong sinh viên ngày càng phổ biến, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình ở nước ta, hàng năm có 300.000 ca nạo phá thai, trong đó học sinh, sinh viên chiếm 60 -70% và tỷ lệ lớn thuộc về các tân sinh viên. Đáng lo hơn, nhiều người trong đó nạo phá thai nhiều lần. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sức khỏe sinh sản và tính mạng của sinh viên.
Nhiều tân sinh viên chọn cách "sống thử, sống chung" và điều đó để lại nhiều hệ lụy - Ảnh Thanhnien. |
Một tờ báo đã tiến hành khảo sát nhỏ trong 20 bạn tân sinh viên, các bạn khẳng định đều đã quan hệ tình dục, nhưng có tới 16/20 người không sử dụng bao cao su vì... xấu hổ không dám đi mua. Điều đó gây ra nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tình dục, như lậu, giang mai và nhất là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tờ báo trên cũng đã tiến hành khảo sát tại các bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E... và nhận thấy, hàng ngày có nhiều sinh viên còn rất trẻ đến nạo hút thai.
Tình yêu tự nó vốn dĩ rất đẹp, song với tân sinh viên, đó là “tình yêu đầu tiên, trò chơi cuối cùng”, hầu như không đi đến đâu, chỉ là sự kiện đánh dấu hết thời thơ bé. Song, “tình tan” là cú sốc lớn với bạn trẻ. Báo chí, mạng xã hội liên tục đưa tin sinh viên trẻ tự tử vì thất tình; nếu không, các bạn cũng dễ trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học và nguy cơ cao có thể liều lĩnh rất khó lường.
Sa đà vào các quan hệ tình cảm, một tỷ lệ lớn sinh viên, tân sinh viên phải tìm đến các cơ sở nạo hút thai để "giải quyết hậu quả" - Ảnh minh họa. |
Chỉ cần gõ “học sinh, sinh viên tự tử” lên công cụ tìm kiếm, máy lập tức đưa ra 800.000 kết quả trong chưa đến 1 giây. Theo một thống kê, ở nước ta, tình trạng tự tử gây ra tử vong ở người trẻ cao thứ hai sau tai nạn giao thông. Nguyên nhân chủ yếu như đã nói ở trên, bên cạnh đó là áp lực do thi cử, áp lực thành tích, áp lực vì kỳ vọng của chính bản thân và gia đình. Nhiều áp lực khiến sinh viên, nhất là tân sinh viên bị stress nặng nề. Thông tin từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, có đến 30% tổng số người đến tư vấn, khám sức khỏe tâm thần là học sinh, sinh viên.
Vượt qua giai đoạn này, hết thời gian học tập, tân sinh viên “trầy da tróc vỉ” trở thành cựu sinh viên. Họ đã thực sự là một người trưởng thành, một công dân, sẵn sàng làm giàu cho xã hội, gia đình và đất nước.Còn nhiều vấn đề tân sinh viên phải đối mặt, trải nghiệm và vượt qua. Đó là con đường tất yếu trưởng thành. Các chuyên gia khuyến cáo, tân sinh viên nên giữ lối sống lành mạnh, tham gia sinh hoạt với một hoặc một số nhóm bạn, hoặc một câu lạc bộ; hoặc có thể tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, từ thiện; lập kế hoạch quản lý thời gian, thậm chí có thể tham gia khởi nghiệp, đầu tư vào một lĩnh vực mà mình am hiểu và yêu thích. Không nên toàn tâm toàn ý lao vào học hoặc đắm đuối trong mớ bòng bong tình cảm không có lối ra.
Hành vi nào giúp chúng ta nhận diện đó là tội phạm? |
Cần hiểu biết để đấu tranh với nạn quấy rối tình dục |
Ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trong công nhân lao động |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”