Ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trong công nhân lao động
Người lao động - 29/07/2019 11:27 Thu Ngân
Phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, CARE tổ chức diễn đàn “Tăng cường tiếng nói của phụ nữ nhằm chấm dứt QRTD tại nhà máy” ngày 9/4/2019. |
PV: Được biết CARE đang có những hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền chống quấy rồi tình dục trong CNLĐ ngành Dệt May. Xin bà cho biết hoạt động đó đã và đang được triển khai như thế nào?
Bà Lê Kim Dung: Với sự tài trợ của Chính phủ Úc, CARE đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhiều dự án, hoạt động thúc đẩy an sinh, an toàn cho người lao động làm việc trong các nhà máy may mặc.
Chúng tôi thực hiện các hoạt động truyền thông để NLĐ hiểu hơn về vấn đề này, từ đó chủ động có những phản ứng và cách ứng xử phù hợp hơn. Các nhà máy trong ngành Dệt May cùng xây dựng kịch bản cho các buổi truyền thông với tổ chức Công đoàn và đối tác dưới sự tư vấn, hỗ trợ của CARE.
Hiện chúng tôi đang cùng với các nhà máy trong ngành Dệt May xây dựng và áp dụng một cơ chế phòng chống QRTD tại nơi làm việc, trong đó có quy định trình tự thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết QRTD tại nhà máy. Để làm được điều đó, CARE phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và luật sư, tiến hành khảo sát thông tin về thực trạng NLĐ, nhân lực, hệ thống chính sách tại doanh nghiệp đối với QRTD, cùng xây dựng chính sách phòng chống QRTD phù hợp nhất cho các doanh nghiệp.
Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cách làm với bất cứ doanh nghiệp nào quan tâm. Có thể gửi thư cho chúng tôi qua địa chỉ [email protected] hoặc nhắn tin qua trang Facebook của CARE là
PV: Theo bà, nhận thức và mối quan tâm của công nhân, nhất là nữ công nhân Dệt May về vấn đề này như thế nào?
Bà Lê Kim Dung: Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả vật chất và tinh thần của NLĐ khi họ bị quấy rối. Qua các hoạt động với công nhân may mặc ở một số tỉnh, chúng tôi thấy NLĐ đang ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Không chỉ quan tâm thôi, họ còn thể hiện sự chủ động khi tham gia thảo luận, thậm chí đến mức tranh luận với nhau và với chúng tôi về các chiều cạnh của vấn đề này.
Ngày càng nhiều người hiểu ra rằng những câu chuyện “đùa” có tính chất tình dục (ví dụ ám chỉ hay nhắc đến các bộ phận sinh dục/tình dục trên cơ thể) làm mình khó chịu thì không còn ở mức đùa vui nữa, hay có những người thấy được bản chất quyền lực không cân bằng giữa người bị bạo lực - vốn thường là nhân viên cấp dưới - và người gây ra bạo lực - vốn thường là người quản lý. Không chỉ thế, nhiều anh chị em còn chỉ ra rằng đi làm về đến nhà vẫn còn bị đồng nghiệp gửi tin nhắn quấy rối, gạ gẫm,.. thì đó cũng là một hình thức quấy rối.
Cái tôi thấy anh chị em công nhân cần là được tạo cơ hội tham gia nhiều thảo luận như thế hơn, cơ hội tìm hiểu thông tin, và cơ hội để báo cáo, tường trình vụ việc với các cấp có thẩm quyền trong nhà máy. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động cụ thể hơn để thúc đẩy truyền thông giúp công nhân nâng cao nhận thức về vấn đề này qua nhiều kênh khác nhau, cả ngay tại nhà máy và trên các phương tiện truyền thông xã hội.
CARE phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Tọa đàm về bình đẳng giới trong sửa đổi BLLĐ ngày 6/3/2019. |
PV: Bà có thể đưa ra hướng dẫn để công nhân, trong đó có công nhân dệt may có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp bị quấy rối tại nơi làm việc?
Bà Lê Kim Dung: Việc phòng chống QRTD tại nơi làm việc không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân NLĐ đơn lẻ. Không ai có thể tự bảo vệ mình một cách tuyệt đối nếu môi trường làm việc của họ không có những cơ chế chính thức để phòng chống QRTD.
Theo tinh thần của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, tôi tin rằng các doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm của mình thông qua việc xây dựng cơ chế và truyền thông tới công nhân lao động để họ có thể nhận diện, báo cáo và góp phần xử lý vi phạm về QRTD. Chỉ khi các bên liên quan cùng vào cuộc, cùng nghiêm khắc lên án và không chấp nhận hành vi QRTD tại nơi làm việc thì vấn đề này mới có thể được ngăn ngừa.
Chúng tôi cũng khuyến khích các anh chị em công nhân dệt may tự trang bị kiến thức cho mình về các hành vi QRTD, sau đó xem lại nơi mình làm việc đã có quy chế phòng chống và xử lý QRTD hay chưa. Nếu có rồi thì cần xem quy định cụ thể là gì và đã hợp lý chưa; nếu chưa thì cần đề xuất lên ban quản lý hay công đoàn để có được chính sách, quy định cần thiết.
Nếu không may mình là người bị quấy rối thì cần thể hiện thái độ rõ rệt với người quấy rối mình, tìm cách chia sẻ với những người khác và báo cáo lên bộ phận quản lý. Kể cả khi nơi làm việc của mình chưa có chính sách thì vẫn cần báo cáo để vừa tìm ra hướng giải quyết, vừa để ban quản lý thấy đây là vấn đề cần quan tâm. Suy cho cùng, phòng chống và xử lý QRTD là trách nhiệm của tất cả mọi người, không chỉ của NLĐ mà cả các cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm khác trong nhà máy.
PV: Theo bà, Bộ luật Lao động sửa đổi cần có những quy định cụ thể như thế nào về mặt pháp lý để việc triển khai phòng ngừa và QRTD ở nơi làm việc một cách thực chất và hiệu quả?
Bà Lê Kim Dung: Một trong những vướng mắc then chốt là khung khổ pháp lý của Việt Nam còn một số bất cập về vấn đề này, như: chưa có khái niệm pháp lý về QRTD tại nơi làm việc, chưa có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và cơ chế báo cáo, xử lý vi phạm về QRTD tại nơi làm việc. Chúng tôi rất vui được có cơ hội cùng với Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức nhiều sự kiện lấy ý kiến để xây dựng và góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về vấn đề này.
Trên cơ sở tham vấn các chuyên gia, các bên liên quan và cân nhắc những đặc thù nhạy cảm của vấn đề QRTD, chúng tôi cho cần quy định về khái niệm QRTD với các dấu hiệu cơ bản của hành vi này, cũng như làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy lao động có cơ chế phòng chống QRTD, thành lập bộ phận chuyên trách phòng chống QRTD trong đơn vị, phổ biến và tập huấn cho NLĐ về QRTD, nghiêm túc xử lý hành vi QRTD tại nơi làm việc.
Theo đó, chúng tôi cũng cho rằng Bộ luật Lao động cần bổ sung quy định về xử phạt hành chính đối với NSDLĐ vi phạm quy định về trách nhiệm phòng chống QRTD và quy định bảo vệ quyền lợi cho NLĐ bị QRTD như được xin lỗi, được giữ bí mật thông tin, được đảm bảo an toàn không bị trả thù khi tố cáo…
Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương: Niềm tin của công nhân lao động “Thu nhập bình quân khoảng 16,74 triệu đồng/người/tháng, các chế độ chính sách luôn được đảm bảo, công nhân yên tâm làm việc, gắn bó ... |
Tổ chức Công đoàn vận động công nhân lao động tránh xa tín dụng đen Tín dụng đen đang là vấn nạn, tác động rất lớn đến đời sống nhân dân, trong đó có số động CNLĐ, làm nóng từ ... |
Suy ngẫm từ những ''mảnh ghép'' đời sống công nhân Nỗi lo bị mất việc, giờ lại thêm nỗi lo phải làm thêm tuổi… Biết bao giờ họ, những người công nhân lao động trực ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Mã lệ phí trước bạ xe máy xem ở đâu? Hướng dẫn cách xem và ghi tờ khai lệ phí trước bạ xe máy đầy đủ
- Lệ phí trước bạ xe máy, xe máy điện là bao nhiêu phần trăm?
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…