Sản phụ suýt mất con vì đòi sinh... thuận tự nhiên
Đời sống - 26/11/2019 10:44 Vân Anh (TH)
Các bác sĩ mổ lấy thai thành công. Ảnh bệnh viện cung cấp |
Chiều 25/11, TS.BS Trần Nhật Thăng, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ 32 tuổi, mang thai ở tuần 40.
Khi nhập viện, qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy sản phụ không thể sinh con qua đường âm đạo do thai to, khung chậu nhỏ và cổ tử cung không mở. Ê kíp trực trao đổi với sản phụ và gia đình, tuy nhiên, cả sản phụ và gia đình đề nghị được sinh con thuận tự nhiên, không nhận sự hỗ trợ của bác sĩ.
Sau 2 giờ nhập viện, sản phụ bị vỡ ối, nước ối vàng, đau bụng dữ dội, sốt cao, tim thai rất nhanh. Bác sĩ trực đánh giá chuyển dạ khó khăn, chỉ định truyền dịch, truyền thuốc hạ sốt, nhưng sản phụ và gia đình từ chối.
Gia đình còn đưa ra rất nhiều yêu cầu như: Không được thăm khám âm đạo, không để sản phụ sinh trên bàn mà phải sinh trong tư thế đứng, không được tiêm kháng sinh, truyền hạ sốt cho sản phụ, không được tiêm vắc-xin cho con khi sinh ra, phải để nửa tiếng mới được cắt dây rốn, không cho con bú sữa bình.
Thậm chí sản phụ và gia đình còn ký cam kết tự chịu trách nhiệm khi có trường hợp xấu xảy ra.
Chỉ đến khi dấu hiệu nguy hiểm lên thai đến mức báo động, lãnh đạo Khoa kiên quyết giải thích rằng mổ lấy thai là để cứu sống thai nhi thì gia đình mới đồng ý can thiệp. Ca mổ thành công nhưng do vỡ ối lâu nên mẹ con sản phụ đều phải tiêm kháng sinh, riêng em bé được hỗ trợ hô hấp.
Sản phụ chia sẻ khi mang thai tháng thứ 4, chị biết đến trào lưu "sinh con thuận tự nhiên" trên mạng xã hội. Vài ngày sau, chị đăng ký làm thành viên của một cộng đồng chọn sinh con theo thuận tự nhiên. Từ đó, sản phụ quyết tâm sinh con theo phương pháp này vì tin rằng con sinh ra sẽ khỏe mạnh và an toàn nhất.
"Nếu biết trước tình trạng của mình lúc tự sinh con có nhiều nguy hiểm, tôi đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ ngay từ đầu", chị nói sau khi vượt cạn thành công.
Bác sĩ Bùi Thị Phương Loan điều trị trực tiếp cho sản phụ, cho biết mỗi người mẹ là một cá thể riêng biệt, không phải ai cũng giống nhau. Trường hợp sản phụ này, nếu các bác sĩ không kiên quyết thuyết phục và can thiệp kịp thời thì có lẽ tình huống xấu nhất đã xảy ra với cả mẹ và bé.
Bác sĩ Trần Nhật Thăng, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết việc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp để hạn chế nguy cơ gây hại sức khỏe của mẹ và bé là điều mà các bác sĩ hướng đến. Tuy nhiên, nếu không có quá trình theo dõi và hỗ trợ đúng mức của y học hiện đại thì ca sinh nở có thể nguy hiểm. Mục tiêu của y khoa là nhận biết trường hợp nào không thể sinh tự nhiên để can thiệp đúng phương pháp, đúng thời điểm, đảm bảo sự an toàn.
Phương pháp sinh tự nhiên đã được ứng dụng nhiều tại các nước như Mỹ, Anh, Canada... Để thực hiện phương pháp này, sản phụ và gia đình phải luôn có êkip hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuẩn bị chu đáo các trang thiết bị tại nhà. Khi sản phụ chuyển dạ, toàn bộ êkip bác sĩ sẽ có mặt để theo dõi và đảm bảo quá trình sinh con diễn ra an toàn.
Tại Việt Nam, phương pháp sinh thuận tự nhiên gần đây được truyền bá trên những trang mạng không chính thống, không nêu rõ những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi và sản phụ. Điều này đã gây ra nhiều lầm tưởng cho các bà mẹ về việc "sinh thuận tự nhiên", không cần đến sự can thiệp y tế. Có không ít trường hợp nguy hiểm xảy ra khi sản phụ lầm tưởng về lợi ích của phương pháp này.
Bác sĩ Thăng cho biết mọi người nên tôn trọng chỉ định y khoa, bác sĩ can thiệp vào những lúc cần thiết và là can thiệp an toàn. Sản phụ và gia đình nên tham khảo thông tin có chọn lọc, tuân thủ theo quy trình, quy định, phác đồ bệnh viện. Các bà mẹ không nên quá cực đoan theo một trường phái nào, tránh việc nhận thức chưa đầy đủ khiến mẹ và bé rơi vào tình trạng nguy cấp.
"Bác sĩ luôn tôn trọng sinh thuận tự nhiên, nhưng cần dưới sự kiểm soát đúng mức của y học hiện đại. Khi có vấn đề nên can thiệp sớm, tránh để lại những hậu quả cho cả mẹ và con", bác sĩ Thăng nói.
Năm 2020, người lao động được nhận nhiều chính sách tiền lương có lợi hơn với việc Quốc hội điều chỉnh lương cơ sở lên ...
Dù biết không phải chính hãng, những người lao động dường như vẫn phải lựa chọn những sản phẩm họ biết chắc không như mong ...
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”