Rút BHXH một lần là khó tránh khỏi khi NLĐ không còn đồng nào tích lũy
Đời sống - 18/12/2022 16:08 HÀ VY
Hậu khai giảng |
NLĐ đã không còn tích lũy sau 2 năm chống chọi với đại dịch thì việc chịu thêm cú sốc về việc làm và thu nhập sẽ bị “đánh gục” là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh tại Hội thảo chuyên đề 4: “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, sáng 17/12.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh nội dung này tại Hội thảo chuyên đề 4: “Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, sáng 17/12. Ảnh: N.DƯƠNG |
Phần lớn lao động bị ảnh hưởng việc làm bởi tình trạng thiếu đơn hàng thuộc doanh nghiệp FDI
Chia sẻ về tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ năm 2022, đồng chí Ngọ Duy Hiểu thông tin, từ tháng 9 đến nay, đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương, đặc biệt là ngành Dệt may, Da giày, Chế biến gỗ, Điện tử gặp khó khăn, bị thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến hàng trăm ngàn NLĐ bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận NLĐ và gia đình họ.
“Khác với tất cả các năm trước, đây là thời điểm các doanh nghiệp và NLĐ triển khai kế hoạch tăng ca, đảm bảo đơn hàng cho các đối tác, năm nay, hàng vạn NLĐ về quê đón Tết trước cả tháng, thậm chí là vài tháng, là vấn đề lớn, rất đáng quan tâm”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu trăn trở.
Bên cạnh đó, số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng năm 2022 cũng tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy TP Hồ Chí Minh tăng 25,88%, Bình Dương tăng 39,08%, Đồng Nai tăng 54,69% và Tiền Giang tăng 66,5%.
Theo tổng hợp của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở, từ tháng 9/2022 cho đến hết ngày 10/12/2022 đã có 1.242 doanh nghiệp (tại 44 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 482.120 NLĐ.
Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 433.908 người, chiếm 90% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 6.570 người, chiếm 1,36%, chấm dứt hợp đồng lao động với 41.642 người, chiếm 8,64% tổng số người bị ảnh hưởng.
Số lao động bị ảnh hưởng trên phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành Dệt may, Da giày, Chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như: TP Hồ Chí Minh (52.290 người), Long An (16.180 người), Tây Ninh (26.086 người), Đồng Nai (111.163 người), Bình Dương (87.555 người), An Giang (10.995 người)... Tổng cộng khu vực phía Nam có 341.544 NLĐ bị ảnh hưởng, chiếm 70% tổng số NLĐ bị ảnh hưởng của toàn quốc.
Điều đáng quan tâm là có đến 36% NLĐ đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và có khoảng 8% trong số đó là lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và khoảng 5% là lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nhiều hệ lụy cho cả doanh nghiệp và NLĐ
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, NLĐ bị mất việc làm hoặc giảm việc làm để lại hệ lụy rất lớn, nhất là thời điểm tết Nguyên đán đến gần. Đối với nền kinh tế, đó là sự giảm sút về năng suất lao động, giảm sút về tổng sản phẩm, về giá trị kinh tế và kéo theo là ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022, thậm chí sang những tháng tiếp theo của năm 2023, tác động tới cân đối lớn của cả nền kinh tế.
Đối với thị trường lao động, việc NLĐ mất việc hiện nay sẽ tác động lớn đến tính bền vững của thị trường; thúc đẩy dòng chuyển dịch lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức diễn ra mạnh hơn và khó kiểm soát hơn; giảm không nhỏ lực lượng lao động có tay nghề, kinh nghiệm, đã qua đào tạo khỏi thị trường vốn đã thiếu hụt lao động chất lượng cao; giảm nguồn cung của thị trường trong ngắn hạn.
“Những điều này khó có thể bù đắp được trong ngắn hạn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Đối với doanh nghiệp, việc cắt giảm đơn hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc mất lao động hiện tại có thể chưa mang lại tác động tức thời do doanh nghiệp không có việc làm để giữ NLĐ. Nhưng những tháng tới, khi tình hình được cải thiện, tốt dần lên, doanh nghiệp cần lao động có tay nghề chắc chắn sẽ khó tuyển dụng và tốn kém rất nhiều chi phí để có lại được lực lượng lao động như trước.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: N.DƯƠNG |
Đối với NLĐ, giảm giờ làm là giảm tiền lương, giảm thu nhập; mất việc làm là mất tiền lương, mất thu nhập.
“Trong bối cảnh sau 2 năm chống chọi với đại dịch, NLĐ đã không còn tích lũy thì việc chịu thêm cú sốc về việc làm và thu nhập sẽ “đánh gục” không ít NLĐ, đặc biệt là lao động yếu thế. Trong bối cảnh bình thường, nhiều NLĐ đã phải sống tằn tiện, gửi con về quê, đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần gần như bỏ trống, không có hoặc có rất ít tích lũy, rất dễ bị tổn thương trước biến cố hoặc khủng hoảng.
Hình ảnh hàng đoàn NLĐ xếp hàng rút BHXH 1 lần trong suốt năm 2022 và đang “bùng” trở lại những tháng cuối năm này ở khu vực phía Nam là hệ lụy khó tránh khỏi khi NLĐ quá khó khăn, không còn nơi bấu víu”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trăn trở.
Cần giải pháp đồng bộ, hỗ trợ NLĐ trong ngắn hạn và dài hạn
Tổng LĐLĐ Việt Nam dự báo, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý 2/2023 dẫn đến nhiều NLĐ bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống. Theo tổng hợp từ các công đoàn cơ sở, dự kiến trong tháng 12 và những tháng đầu năm 2023, sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm 15.769 lao động.
Trong bối cảnh đó, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho rằng, cần nhiều giải pháp đồng bộ, vừa hỗ trợ trong ngắn hạn giúp NLĐ vượt khó, ở lại thị trường hoặc sớm trở lại thị trường, vừa hỗ trợ trong dài hạn nhằm tăng cường khả năng thích nghi, khả năng chống chịu cho NLĐ trước khủng hoảng, biến động của thị trường.
Trước hết, cần tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động, triển khai các hình thức, phương thức giúp NLĐ dễ tiếp cận thông tin tuyển dụng, với các nguồn tuyển dụng uy tín, các doanh nghiệp, tổ chức đang cần tuyển việc làm. Đồng thời, phát huy vai trò của các hiệp hội người sử dụng lao động trong việc kết nối để giới thiệu việc làm cho lao động từ các doanh nghiệp không bố trí được việc làm tới các doanh nghiệp là thành viên của các hiệp hội cần tuyển dụng lao động.
Với số lượng lớn lao động đang tạm hoãn hợp đồng hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản để các doanh nghiệp đang có việc làm có thể sử dụng và sử dụng nguồn lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động ở các doanh nghiệp khác.
Giải pháp quan trọng nữa cũng được để cập là tăng cường kiểm soát về giá cả, không để lạm phát tăng cao; đồng thời tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá cho công nhân lao động. Song song với đó, cơ quan chức năng cần kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cung cấp hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất cần tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành hỗ trợ NLĐ, chính thức hơn các chính sách tạm thời, bảo đảm việc làm, thu nhập và an sinh lâu dài cho NLĐ.
Đặc biệt, nghiên cứu, ban hành chính sách mới hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, sát thực tế đối với NLĐ ở 3 mức độ: Bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, giảm giờ làm, nhất là khi tết Nguyên đán cận kề. Mặt khác, cần tiếp tục có gói hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng để doanh nghiệp trả lương cơ bản giữ chân NLĐ, đào tạo, đào tạo lại NLĐ, tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi vị trí việc làm trong doanh nghiệp…
“Về lâu dài, cần có chính sách thu hút đầu tư và tiền lương thỏa đáng để NLĐ sau một thời gian làm việc phải có tích lũy ở mức cần thiết để khi gặp khó khăn, họ vẫn có tiền để duy trì cuộc sống”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói và cho rằng, bên cạnh đó, phải mở rộng chính sách về BHXH nhằm đủ sức để hỗ trợ NLĐ trong lúc khó khăn…
Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ... |
Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ... |
Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024