Rút BHXH một lần có phải là nhu cầu chính đáng của công nhân?
Đời sống - 11/06/2022 18:26 Tấn Mân
Số người nhận BHXH một lần qua các năm |
Phải rút bảo hiểm xã hội để chi dùng trước mắt
Chúng tôi đến BHXH khu vực quận Bình Thạnh, thấy rất đông người đến làm thủ tục rút BHXH hoặc nhận trợ cấp thất nghiệp… Nhiều người đã đến đây lần thứ hai do hôm qua họ đến hơi trễ nên hồ sơ không được nhận vì quá tải.
Người lao động đến rút tiền BHXH một lần tại BHXH quận Gò Vấp. Ảnh: TL |
Trao đổi với chúng tôi, có hai thanh niên tuổi tầm 40 đều cho biết, rút BHXH một lần là thiệt thòi… nhưng đành phải rút do tuổi “sồn sồn” như họ đi xin việc mới rất khó, các nhà máy chỉ thích tuyển người trẻ khỏe. Các anh nói, chúng tôi đã rút hết trợ cấp thất nghiệp rồi, giờ phải rút BHXH về chi dùng cho muôn vàn nhu cầu cần thiết trước mắt.
Qua tìm hiểu thêm nhiều người tại đây, họ đều nói như hai thanh niên nêu trên, đại ý là họ đều biết rút BHXH một lần là lấy mất khoản tiết kiệm khi về già của chính mình, là gánh nặng cho con cái khi bệnh tật ốm đau…
Nhưng thực tế, rất nhiều người lao động, nhất là công nhân các tỉnh xa đến các trung tâm công nghiệp lớn làm việc muốn rút BHXH một lần với lý do rất chính đáng, cần thiết cho cuộc sống trước mắt. Một thanh niên còn nói ví von: "Rút BHXH một lần cũng như việc đi vay tiền trả lãi, rõ là bị thiệt thòi nhưng vì quá cần tiền nên phải vay".
Người lao động đến làm thủ tục rút tiền BHXH một lần. Ảnh TL |
Theo thống kê của BHXH tỉnh Đồng Nai thời gian gần đây, số người lao động rút BHXH một lần đa phần là công nhân trẻ, lương thấp, không có tích lũy.
Đồng chí Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh từng phát biểu đại ý, sau đại dịch COVID-19, nay lại thêm vật giá leo thang làm cho đời sống của nhiều công nhân lao động, nhất là người ngoài tỉnh rất khó khăn, buộc phải rút BHXH một lần để chi tiêu trước mắt, chờ cơ hội mới.
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội đã nhận định, hiện thu nhập gồm lương tối thiểu cộng tăng ca chỉ giúp hàng triệu công nhân sống trong ngưỡng tối thiểu, dễ rơi vào kiệt quệ khi có biến cố xảy ra… nên việc họ rút BHXH một lần là dễ hiểu.
Có phải Luật BHXH chưa phù hợp với công nhân?
Việc Nhà nước tăng tuổi hưởng lương hưu như hiện nay (nam 62, nữ 60) thì khi bị thất nghiệp, nhiều người lao động buộc phải rút BHXH một lần vì họ không thể chờ có khi đến 15 - 20 năm cho đến tuổi nghỉ hưu.
Trao đổi về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu nêu trên, một công nhân tại Bình Dương bức xúc rất hợp lý: "Thực tế, với những người làm việc trí óc, bàn giấy….khi tuổi cao dù yếu thể lực hơn chút ít, nhưng vẫn làm việc tốt do có nhiều kinh nghiệm, trình độ kiến thức đã chín muồi… Riêng với công nhân, lao động chân tay vốn phải làm việc cường độ thể lực rất cao, chạy theo tốc độ của máy móc (dây chuyền) trong môi trường độc hại, ô nhiễm, mỗi ngày trung bình luôn nhiều hơn 8 tiếng do hầu hết họ xin được tăng ca cho đủ sống thì tầm tuổi trên 40 là đã “xuống sức” rất nhiều".
Thực tế, hiện tượng công nhân dệt may, điện tử, chế biến thủy sản, da giày….bị ngất xỉu trong giờ làm việc là khá phổ biến, trong khi hiện tượng này hầu như không xảy ra với người làm việc văn phòng.
Người lao động đến nộp hồ sơ làm thủ tục rút tiền BHXH một lần tại Bình Dương. Ảnh Tấn Mân |
Hơn nữa, với thu nhập thực tế hiện nay, công nhân lo tiền sống qua ngày đã chật vật nên hầu hết họ chăm sóc sức khỏe sơ sài, cố vượt qua khi bệnh nhẹ…nên rất mau bị lão hóa, bệnh ngày càng nặng hơn.
Ai cũng biết, bệnh lão hóa cột sống, bụi phổi, suy giãn tĩnh mạch… là bệnh nghề nghiệp mà công nhân dễ mắc phải. Do vậy mà trong các nhà máy, ít có công nhân ở tầm tuổi 40 - 50 ở hầu hết các vị trí.
Trong lúc chờ gọi tên tại BHXH tỉnh Bình Dương, một thanh niên nói chuyện với người viết: "Việc Nhà nước quy định mức hưởng lương hưu là mức bình quân lương của toàn bộ quá trình đóng BHXH là thiệt thòi cho người lao động, bởi nếu trước đây lương thấp nên mức đóng thấp, sau này làm nơi khác lương cao thì khi chia đều cho toàn bộ thời gian đóng BHXH thì họ bị lỗ, thời gian đóng càng dài càng lỗ.
Do vậy, nhiều người tính, khi nghỉ việc cứ rút BHXH một lần, sau này làm nơi khác lương cao hơn thì nếu làm đủ thời gian đóng BHXH vẫn được hưởng lương hưu với mức cao hơn. Giả sử nữ 15 năm tham gia BHXH được hưởng lương hưu là 45%, mỗi năm của 15 năm đó được hưởng 3%, nhưng nếu tham gia dài hơn thì thêm mỗi năm chỉ được cộng 2%".Người này nói thêm, Luật BHXH phải tính sao để đóng BHXH càng dài càng có lợi.
Chính sách BHXH nhằm ổn định an sinh xã hội, Nhà nước đã 22 lần tăng lương hưu bù trượt giá, đã tạo điều kiện cho người dân được đóng BHXH tự nguyện khi không còn làm việc trong các công ty, đơn vị.
Thiết nghĩ, lương hưu là tiền “dưỡng già”, tiền phòng khi ốm đau, nếu có khả năng cầm cự được thì nên giữ lại, nếu cố được thì nên đóng thêm vài năm, kẹt quá mới rút một lần. …Tuy nhiên, để bảo đảm cho nhiều người dân giữ lại lương hưu thì chính sách này phải phù hợp với đời sống, nguyện vọng của người lao động hơn nữa.
Bà Lý Hoàng Minh, Phó Trưởng phòng Hưu trí, Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho biết: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang đề xuất sửa đổi Luật BHXH, nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cụ thể như đề xuất sửa đổi Luật BHXH năm 2014 theo hướng: Giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn được hưởng quyền lợi BHXH. Dùng Quỹ BHYT để tăng mức hỗ trợ BHXH, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản, cấp thẻ BHYT miễn phí người nghỉ hưu với mức hưởng 95%… |
Chấn chỉnh việc mượn hồ sơ người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử ... |
Hơn 45.000 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa thông tin về tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh ... |
Hà Tĩnh: Ký kết chương trình phối hợp Sở LĐ-TB&XH, BHXH và tổ chức công đoàn Sau khi nghe ý kiến phát biểu thảo luận, 03 cơ quan đã thống nhất 10 nội dung trong chương trình phối hợp giai đoạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 01/09/2024 16:15
Quốc khánh đặc biệt của Giáo sư Võ Tòng Xuân
Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…
Đời sống - 01/09/2024 07:00
100 năm dừa sáp Trà Vinh
Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.
Người lao động - 29/08/2024 10:39
Tín hiệu vui sau phóng sự “Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi đỉnh trời”
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đời sống - 26/08/2024 15:38
Đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.
Người lao động - 24/08/2024 08:25
Lễ cưới tập thể công nhân ở Cần Thơ: Đám cưới khi sắp được nghỉ hưu...
8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...
Đời sống - 23/08/2024 19:44
Niềm vui vào Đảng của những công nhân vệ sinh môi trường ở Kon Tum
Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.