Quán quân “Trai xinh – Gái đẹp” tuần 3 năm 2021: Dùng tiền thưởng để làm từ thiện
Đời sống - 13/03/2021 16:45 Minh Hằng
Anh Đỗ Ngọc Kính (SN 1989) đã xuất sắc đạt giải Nhất của cuộc thi "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 3 năm 2021. |
Cuộc thi “” tuần 3 năm 2021 đã khép lại với phần thưởng thuộc về một chàng trai và hai cô gái. Nhân dịp này, PV Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn đã có cuộc phỏng vấn nhanh với anh Đỗ Ngọc Kính, quán quân của tuần 3 vừa qua.
PV: Chúc mừng anh đã đạt giải Nhất của cuộc thi ảnh “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 3 năm 2021, cảm xúc của anh thế nào khi nhận được giải thưởng này?
Anh Đỗ Ngọc Kính: Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi biết tin mình trở thành người chiến thắng. Cảm ơn Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn đã tạo ra sân chơi thú vị cho anh chị em công nhân và cũng xin cảm ơn những người bạn đã tích cực ủng hộ cho mình. Hy vọng Tạp chí sẽ còn mở ra nhiều cuộc thi, sân chơi thú vị hơn nữa.
PV: Khi quyết định gửi ảnh tham dự cuộc thi, anh có đắn đo không? Nhận được tiền thưởng, anh sẽ dùng vào việc gì?
Anh Đỗ Ngọc Kính: Thật sự khi biết đến cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp”, mình đắn đo mãi, không biết có nên tham gia hay không vì mình có ngoại hình không đẹp. Nhưng với mong muốn lan tỏa tình yêu với các hoạt động thiện nguyện và sự động viên của bạn bè nên mình đã đăng ký tham gia. Đúng là tiền thưởng từ cuộc thi không nhiều, nhưng lại rất có ý nghĩa với mình. Số tiền này được góp vào quỹ dùng để làm thiện nguyện của nhóm mình.
Anh Đỗ Ngọc Kính (áo xanh) và nhóm thiện nguyện thường giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, công nhân nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ảnh: FBNV. |
PV: Nhóm làm thiện nguyện của anh là những bạn công nhân và trong quá trình hoạt động chắc gặp không ít khó khăn?
Anh Đỗ Ngọc Kính: Đúng. Nhóm của mình gồm khoảng 5 – 6 bạn công nhân. Nhóm hoạt dộng chủ yếu vào các ngày cuối tuần, vì ngày thường còn phải đi làm mà (nở nụ cười tươi – PV). Những đối tượng mà nhóm hiện hướng đến là các gia đình và công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Ban đầu, những hoạt động thiện nguyện của mình gặp không ít trở ngại, từ việc phản đối của gia đình, hàng xóm, bạn bè, đến quá trình kêu gọi tài trợ cũng gặp khó khăn, nguồn nhân lực còn quá ít.
Để cải thiện và hoạt động tốt hơn, mình đã mạnh dạn kêu gọi những người bạn công nhân cùng chung đam mê thiện nguyện, lập một câu lạc bộ nhỏ. Từ 3 người ban đầu, đến nay, câu lạc bộ của mình đã có hơn 20 thành viên đến từ nhiều ngành, nghề khác nhau trong cuộc sống. Trong đó, khoảng 1/3 là công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Khó khăn trong quá trình thiện nguyện là không ít, thậm chí có đôi lúc khiến mình chán nản, nhưng chứng kiến những người có thể vơi bớt phần nào khó khăn nhờ những hỗ trợ kịp thời, mình và anh em lại có động lực để tiếp bước trên hành trình ấy. Những người anh em dù mỗi người một hoàn cảnh, nhưng ai nấy đều tâm niệm: “Hạnh phúc là sự cho đi”.
PV: Công việc ở công ty và làm thiện nguyện cũng chiếm khá nhiều thời gian. Vậy, trong thời gian rảnh rỗi, anh thường có sở thích gì?
Anh Đỗ Ngọc Kính: Mình thích đọc tin tức và theo dõi thông tin về các hoạt động thiện nguyện. Thú thật, thói quen này đã theo mình suốt 15 năm qua. Ngoài giờ làm, mình còn tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội như phong trào hiến máu tình nguyện, thanh niên xung kích cùng những chương trình khác trong khu công nghiệp.
PV: Với số điểm cao trong tuần 3, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn công nhân dự thi trong thời gian tới không?
Anh Đỗ Ngọc Kính: Ban đầu dự thi, mình cũng không nghĩ sẽ nhận được giải thưởng, vì chỉ mong được giao lưu, kết bạn, vui là chính. Theo mình, để có điểm số cao (gồm nhiều lượt like và bình luận) thì chắc chắn phải nhận được sự ủng hộ từ phía anh em bạn bè. Đồng thời, mỗi thí sinh dự thi cũng cần chia sẻ sang nhiều hội, nhóm công nhân, khu công nghiệp để tăng tương tác. Đi làm cả ngày vất vả, nhưng nhìn thấy bức ảnh của mình được nhiều người bình chọn cũng là một cách hay để giải tỏa stress. Sau cuộc thi, mình còn có thêm nhiều người bạn trên facebook và biết đến các hoạt động thiện nguyện của câu lạc bộ. Điều này có lẽ là món quà lớn nhất đối với mình. Một lần nữa, xin cảm ơn Ban Tổ chức cuộc thi “ rất nhiều!
PV: Cảm ơn anh đã chia sẻ, chúc anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công!
Thừa Thiên Huế: Thí điểm dạy môn Nữ công gia chánh trong trường học Được sự thống nhất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm phục hồi môn nữ công gia chánh vào ... |
Ghi nhận các ca bị sốc phản vệ và phản ứng phụ với vắc xin Covid-19 Qua 3 ngày triển khai tiêm vắc xin Covid-19, ngành Y tế đã ghi nhận 2 ca bị sốc phản vệ và các trường hợp ... |
Sinh hai con một bề sẽ được khen thưởng? Những cặp vợ chồng sinh hai con một bề và cam kết không sinh thêm con, có thể sẽ được giảm học phí và khen ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đời sống - 05/09/2024 08:41
Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.
Người lao động - 04/09/2024 18:05
Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024